Page 373 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 373
Dù bôn ba khắp thế giới, nhưng có thể nói, Trung Quốc là một trong số ít
quốc gia mà Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh có nhiều khoảng thời gian dài hoạt
động cách mạng. Cụ thể có thể kể đến những lần Người hoạt động và bị chính
quyền Quốc dân Đảng giam giữ ở Trung Quốc. Lần đầu Người đến Quảng Châu,
Trung Quốc nǎm 1924 và ở đó đến năm 1927. Trong khoảng thời gian này,
Người đã nói được tiếng Trung Quốc bởi Người sang đây theo sự phân công của
Quốc tế Cộng sản với tư cách là phiên dịch cho cố vấn người Liên Xô - Mikhail
Brodin với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lần thứ hai Người đến Trung Quốc là
cuối nǎm 1938, đến đầu nǎm 1941, Người từ Liên Xô qua Trung Quốc trở về
nước. Lần thứ ba, từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943, Hồ Chí Minh bị chính
quyền phản động Quốc dân Đảng giam giữ tại Quảng Tây, thời gian này Người
đã viết Ngục trung Nhật ký - thể hiện một trình độ uyên thâm về ngôn ngữ Hán.
Như vậy có thể thấy, quá trình hoạt động cách mạng chủ yếu ở Quảng Châu,
Trung Quốc là khoảng thời gian các kỹ năng ngôn ngữ Trung Quốc của Hồ Chí
Minh không ngừng hoàn thiện và đạt đến trình độ nhuần nhuyễn như là một
ngôn ngữ mẹ đẻ thứ hai. Bởi vì khi hoạt động cách mạng tại đây, Người đã dùng
tiếng Trung Quốc để giao tiếp, phát biểu, giảng dạy lý luận, viết báo, biên -
phiên dịch các văn bản tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh sang tiếng Trung Quốc
và ngược lại. Người đã hóa thân thành người Trung Quốc bản địa với tên gọi là
Lý Thụy để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động cách mạng, xây
dựng cơ sở cho các tổ chức chính trị của người Việt Nam.
Một điều đặc biệt nữa đó là bằng vốn tri thức văn hóa phương Đông sâu sắc
của mình cùng với ngôn ngữ tiếng Trung, Hồ Chí Minh đã tạo lập và là người
đặt nền móng xây dựng nên mối quan hệ hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước
và Nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong suốt hơn 90 năm qua. Gần
như trong phần lớn cuộc đời mình, ngoài tiếng Việt (ngôn ngữ mẹ đẻ) thì tiếng
Trung Quốc và chữ Hán được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng nhiều để nói
chuyện với nhân dân Trung Quốc, tiếp đón và nói chuyện với nhiều đoàn
chuyên gia và các phái đoàn của Trung Quốc sang thăm Việt Nam.
1.2. Hồ Chí Minh với tiếng Pháp và văn hóa châu Âu
Tiếng Pháp có thể coi là ngoại ngữ đầu tiên Hồ Chí Minh học và sử dụng
trên cả hai phương diện là chữ viết và giao tiếp. Trước đó, Người học chữ Hán
chủ yếu để đọc, viết mà chưa được học để giao tiếp. Như nhiều đứa trẻ cùng thời
lúc bấy giờ, cậu bé Nguyễn Tất Thành được học tiếng Pháp như là một ngôn
ngữ bắt buộc trong nhà trường bởi chính sách đô hộ của chính quyền bảo hộ
thực dân Pháp ở Trung kỳ. Quá trình này cho phép Người có thể nghe, nói, đọc
và viết tiếng Pháp ở mức độ thông thường chứ chưa đủ để đạt được trình độ
thông thạo, đặc biệt là với hệ thống văn bản của Pháp. Vì những lẽ đó mà chàng
thanh niên Văn Ba-Nguyễn Tất Thành, phụ bếp trên con tàu Amiral Latouche
371