Page 372 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 372
hành ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quá trình đó, không chỉ diễn ra tại
một thời điểm, một khoảng thời gian mà xuyên suốt cả cuộc đời của Người.
Theo một con số thống kê chưa chính thức, không kể tiếng mẹ đẻ, Hồ Chí
Minh có thể sử dụng 13 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, trong đó thành thạo
có thể kể đến là tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức,
tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, v.v… Trong bản khai Lý lịch tham dự Đại hội lần
thứ VII Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva tháng 7 và 8/1935, Nguyễn Ái Quốc-
Hồ Chí Minh với bí danh là Lin đã khai ở mục thứ 18, biết “tiếng Pháp, tiếng
Anh, tiếng Quảng Đông, tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Nga”. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ xin giới thiệu về quá trình học và sử
dụng tiếng Trung Quốc (chữ Hán), tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Nga của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Đây là những ngôn ngữ được Người sử dụng thường xuyên
trong quá trình hoạt động cách mạng của mình.
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương sáng về học và sử dụng ngoại
ngữ với tư cách là một công cụ phục vụ cho quá trình hoạt động cách mạng
1.1. Hồ Chí Minh với chữ Hán và tiếng Trung Quốc
Xuất thân trong một gia đình nhà Nho có cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh
Sắc, ngay từ thuở nhỏ, cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tự là Tất Thành) đã sớm tiếp
thu nền giáo dục truyền thống Nho học và Hán tự. Ngày còn bé, Nguyễn Tất
Thành đã học chữ với cha, ông ngoại rồi đến trường làng, sau này khi theo cha
vào kinh đô Huế, Nguyễn Tất Thành vẫn tiếp tục học chữ Hán. Vốn dĩ, chữ
Hán có nguồn gốc từ chữ tượng hình rất khó học nhưng với bản chất thông
minh, sáng dạ, chịu khó, cần cù, Nguyễn Tất Thành đã học rất nhanh và có một
nền tảng chắc chắn, có thể đối ứng, viết chữ và đọc thông thạo các văn bản
bằng Hán tự. Nhờ đó mà tinh hoa tư tưởng phương Đông nói chung và nền
Nho học, tư tưởng văn hóa truyền thống Việt Nam nói riêng đã được Nguyễn
Tất Thành hấp thụ một cách đầy đủ, trọn vẹn. Tuy nhiên, có một thực tế là tại
thời điểm này, cậu bé Nguyễn Tất Thành chưa được học tiếng Trung. Người
không giấu giếm điều này mà ngược lại còn được chia sẻ công khai với các
đồng chí của mình khi Người hoạt động ở Quốc tế Cộng sản. Đồng thời, Người
chủ động học tập tiếng Trung, đây là một bước chuẩn bị cho con đường hoạt
động cách mạng phía trước. Tuy chưa có đầy đủ các tài liệu cụ thể chứng minh
rõ ràng, nhưng có thể khẳng định rằng thời gian ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã
học tiếng Trung thông qua việc tiếp xúc với các nhà hoạt động cách mạng
Trung Quốc ở Paris (giai đoạn 1917-1923) như: Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân ...
(trong đó có cả nhà thơ Trung Quốc Tiêu Tam, người được Nguyễn Ái Quốc
giới thiệu vào Đảng Cộng sản Pháp). Việc xác định sẽ về Quảng Châu, Trung
Quốc để về Việt Nam có thể là một trong những mục tiêu để Người học tập
ngôn ngữ Trung Quốc làm hành trang.
370