Page 375 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 375
chế độ thực dân Pháp. Ngôn ngữ Pháp là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc viết rất
nhiều các tác phẩm nhằm đưa tình cảnh của nhân dân An Nam dưới ách thực
dân Pháp đô hộ đến gần với công chúng Pháp và toàn thế giới. Trong số các văn
bản được Hồ Chí Minh viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì số lượng văn
bản bằng tiếng Pháp gần như là nhiều nhất. Nếu như nói tiếng Trung Quốc và
chữ Hán là cách Người đi vào nền văn hóa phương Đông cùng với truyền thống
Nho giáo Việt Nam, thì tiếng Pháp là cánh cửa mở ra nền văn hóa, văn minh của
châu Âu, đặc biệt đó còn là phương tiện giúp Người mở ra con đường cứu nước.
Đồng thời, tiếng Pháp cũng chính là cơ sở để Hồ Chí Minh học các ngoại ngữ
khác sau này.
1.3. Hồ Chí Minh với tiếng Anh
Theo Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Sự thật phát hành năm 2016, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đến nước
Mỹ vào năm 1912. Tại đây, Người sinh sống, làm việc và tham quan một số nơi.
Tác giả cho rằng, quãng thời gian này, mặc dù, Người ở Mỹ không nhiều (chỉ
vài tháng cuối năm 1912) nhưng Nguyễn Tất Thành đã ít nhiều học được tiếng
Anh thông qua việc tiếp xúc và làm việc tại New York. Khi đến thăm tượng Nữ
thần Tự do, Người viết trong quyển sổ ghi cảm tưởng: “Ánh sáng trên đầu thần
Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự do thì Người da
đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen
được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc?
Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?”. Rồi Người đến Boston,
một hải cảng thuộc bang Massachusetts, ở miền Đông Bắc nước Mỹ, cái nôi văn
hóa của nước Mỹ, nơi nổ ra cuộc đấu tranh đầu tiên chống lại thực dân Anh của
người Mỹ. Tại đây, Người đã được đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của
nước Mỹ.
Đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trở về cảng Le Havre
của Pháp rồi đến nước Anh vào tháng 5/1913. Ngay khi đến đây, Người đã bắt
tay vào việc học tiếng Anh bằng cách tự học vào buổi sáng sớm và buổi chiều,
còn cuối tuần thì học với một giáo sư người Ý. Trong hành trình tìm đường
cứu nước của mình, khoảng thời gian Người ở nước Anh không nhiều, nhưng
chính tại đây, lần đầu tiên Người đã đọc được những tác phẩm của hai nhà triết
học Karl Marx và Friedrich Engels, qua đó giúp Người định hình tư tưởng
chính trị và tìm ra con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Thời
gian ở Luân Đôn là một trong những bước đệm giúp cho Nguyễn Ái từng bước
mở ra con đường cứu nước bằng việc dành nhiều thời gian để đọc và tìm hiểu
về lịch sử của các dân tộc trên thế giới và các nước thuộc địa, trong đó có các
cuộc cách mạng lớn như: Cách mạng tư sản Anh, Cách mạng giành độc lập của
nước Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.
373