Page 377 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 377
Xô đã giúp cho vốn tiếng Nga cùng các kỹ năng sử dụng tiếng Nga của Người
không ngừng hoàn thiện.
Sau này, khi đã trở thành nguyên thủ quốc gia, mỗi tối Người vẫn không
quên rèn luyện vốn tiếng Nga của mình mà như Người chia sẻ là để không bị
quên. Thậm chí trong các hoạt động ngoại giao với các quốc gia Liên Xô và
Đông Âu, dù đã có phiên dịch nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chủ động dùng
tiếng Nga như là một cách thể hiện sự gần gũi thân thiết trong tình đồng chí vô
sản anh em.
2. Ý nghĩa việc học tập và sử dụng ngoại ngữ hiện nay đối với cán bộ,
đảng viên
Từ tấm gương tự học và sử dụng ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh có
thể rút ra ý nghĩa như sau:
Một là, nhận thấy việc học và sử dụng ngoại ngữ phải gắn liền với yêu cầu,
nhiệm vụ thực tiễn cách mạng đặt ra. Trong từng thời kỳ, thời điểm, hoàn cảnh
cụ thể với những nhiệm vụ cụ thể đặt ra yêu cầu về ngoại ngữ khác nhau. Có
những ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng thường xuyên, liên tục trở nên
thông thạo và thậm chí là tới mức độ uyên bác đều gắn liền với hoàn cảnh khách
quan vận dụng. Do đó, việc học và sử dụng ngoại ngữ hiện nay đối với cán bộ,
đảng viên, công chức và viên chức cũng cần phải gắn với môi trường công việc
cụ thể, chuyên môn của mỗi người, không thể áp theo một khuôn mẫu cứng
nhắc và đại trà như hiện nay. Chính điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn sẽ là động lực
để thôi thúc, yêu cầu buộc mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải
trang bị và nâng cao kỹ năng ngoại ngữ nhằm đáp ứng được công việc, hoàn
thành nhiệm vụ được giao và nâng cao trình độ tri thức.
Hai là, cần phải xem xét, đánh giá và quy định một cách linh hoạt về
trình độ ngoại ngữ cũng như mức độ về sử dụng các kỹ năng ngoại ngữ đối
với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phù hợp với đặc thù từng lĩnh
vực công tác và vị trí việc làm. Tránh tình trạng như hiện nay, có những quy
định của các ngành, lĩnh vực và địa phương đòi hỏi rất cao về trình độ ngoại
ngữ đối với cán bộ, đảng viên nhưng thực tế với vị trí công tác và việc làm cụ
thể lại không cần đến trình độ ngoại ngữ như thế. Mặt khác, kỹ năng thực
hành ngoại ngữ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa đáp ứng
cũng như chưa phù hợp với việc làm, vị trí công tác và đời sống vì không có
môi trường để thực hành, ứng dụng.
Ba là, muốn cho việc học tập và sử dụng ngoại ngữ đạt hiệu quả, cần phải
có động cơ thôi thúc từ bên trong mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên. Nghĩa là,
phải trên cơ sở sự tự nhận thức của bản thân về mục đích, yêu cầu của việc học
và sử dụng ngoại ngữ thì mới tạo ra được động lực để cá nhân chủ động và tích
cực học tập ngoại ngữ. Đây là cơ sở cho sự kiên trì, nhẫn nại với sự cần cù
375