Page 380 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 380

chiến sĩ yêu nước chân chính. Đồng thời, lịch sử thế giới, lịch sử phong trào
                      cộng sản và công nhân quốc tế cũng cho thấy, có không ít người là đảng viên
                      đảng cộng sản, thậm chí giữ những cương vị lãnh đạo rất cao, nhưng vẫn không

                      thực sự là người cộng sản chân chính, vì không vượt qua được sự chi phối của
                      chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, và nhất là của chủ nghĩa dân tộc / chủ nghĩa yêu nước
                      hẹp hòi. Đây cũng là điều cả Lênin và Hồ Chí Minh đã nhận ra khá sớm, ngay từ
                      khi Đảng Cộng sản Liên Xô và sau này Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mới trở
                      thành “đảng cầm quyền”. Chính vì vậy, Lênin từng viết tác phẩm Bệnh ấu trĩ tả
                      khuynh trong phong trào cộng sản vào năm 1918, còn Hồ Chí Minh đã viết cuốn
                      Sửa đổi lối làm việc ngay từ năm 1947 để cảnh báo về vấn đề này. Trong bản Di
                      chúc của mình, mặc dù Hồ Chí Minh đã khẳng định “Nay dù phải từ biệt thế
                      giới này, tôi không có điều gì phải hối hận”, nhưng Người đã một lần duy nhất
                      phải dùng đến chữ “đau lòng”  khi nói về sự bất hòa giữa các đảng anh em.
                      Nguồn gốc sâu xa của sự bất hòa đó không gì khác hơn chính là sự chi phối của
                      chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đối với giới lãnh đạo các đảng

                      cộng sản. Đây cũng là một trong những yếu tố cội nguồn dẫn tới sự sụp đổ của
                      hệ thống xã hội chủ nghĩa vào cuối thế kỷ trước.
                            Bởi những lý do trên, việc khảo cứu lại một lần nữa hành trình đến với chủ
                      nghĩa Lênin và trở thành một người cộng sản của Nguyễn Ái Quốc là việc làm
                      rất cần thiết và hữu ích, nhờ đó chúng ta không những hiểu sâu sắc hơn cuộc đời
                      và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn rút ra được những bài học giàu
                      tính thực tiễn cho công tác đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên và xây
                      dựng, chỉnh đốn Đảng ngày nay.
                            Hành trình từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản của
                      Nguyễn Ái Quốc, có thể nói, được khởi đầu từ khi Người ra đi tìm đường cứu

                      nước (ngày 5/6/1911) cho đến khi Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế
                      thứ III (ngày 29/12/1920). Tuy nhiên, khoảng thời gian quyết định nhất của hành
                      trình đó là từ khoảng cuối năm 1917, khi Người từ Anh chuyển sang sinh sống
                      và hoạt động ở nước Pháp cho đến ngày cuối cùng của cuộc Đại hội Tours lịch
                      sử của Đảng Xã hội Pháp.
                            Với bài viết này chúng tôi sẽ tiếp cận và làm rõ bối cảnh lịch sử và hai
                      phương diện chính là: phương diện hoạt động thực tiễn và phương diện lý luận
                      chính trị.


                            2.  Bối  cảnh  lịch  sử  của  hành  trình  trở  thành  người  cộng  sản  của
                      Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc
                            Ở đây có ba bình diện cần được xem xét: hoàn cảnh lịch sử thế giới; điều
                      kiện cụ thể của Paris và nước Pháp và nhất là tình hình phong trào yêu nước
                      Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

                            Về tình hình thế giới, có bốn yếu tố quan trọng nhất chắc chắn có tác động


                                                               378
   375   376   377   378   379   380   381   382   383   384   385