Page 392 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 392
Nguyễn Ái Quốc mới xác định được lập trường của mình và hoàn toàn, kiên
quyết ủng hộ phái tả do Marcel Cachin đứng đầu. Người cho biết: “… từ đó tôi
cũng xông vào những cuộc tranh luận. Tôi tham gia thảo luận sôi nổi. Mặc dù
chưa biết đủ tiếng Pháp để nói hết ý nghĩ của mình, tôi vẫn đập mạnh những lời
lẽ chống lại Lênin, chống lại Quốc tế thứ III. Lý lẽ duy nhất của tôi là: nếu đồng
chí không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu đồng chí không bênh vực các dân tộc
1
thuộc địa thì đồng chí làm cái cách mạng gì?” .
Tháng 12 năm 1920, Đảng Xã hội Pháp quyết định tổ chức đại hội đại biểu
toàn quốc làn thứ XVIII ở thành phố Tours để giải quyết dứt khoát các vấn đề
nói trên.
Cuộc đại hội khai mạc sáng ngày 25/12/1920 tại một trường dạy đua ngựa
gần Nhà thờ Saint Julian nằm trên bờ phía nam con sông La Loire. Tham dự đại
hội có 285 đại biểu đại diện cho hơn 178.000 đảng viên. Nguyễn Ái Quốc là đại
biểu của nhóm các đảng viên Đảng Xã hội Pháp ở Đông Dương. Ông mặc bộ
comple màu đen, rộng hơn khá nhiều so với vóc người gầy guộc của ông. Hình
như Nguyễn Ái Quốc là đại diện người châu Á duy nhất tại đại hội, nên ngay lập
tức trở nên nổi bật giữa hàng trăm quý ông người Pháp to béo, râu ria xồm xoàm.
Ngay trong buổi họp đầu tiên một nhà báo đã chụp ảnh ông khi ông đang
đứng phát biểu. Dù chỉ là tấm ảnh đen trắng nhưng vẫn thể hiện được thần thái
của ông, với đôi mắt rất sáng và vẻ mặt kiên nghị. Ngày hôm sau, tấm ảnh đó
được đăng trên tờ báo Le Matin phát hành ở Paris. Khi nhìn thấy tấm ảnh, lập
tức mật thám và hàng chục cảnh sát ập đến đại hội đòi bắt giữ Nguyễn Ái Quốc.
Nhưng nhiều đại biểu đã nhanh chóng đứng vòng quanh bảo vệ ông và phản đối
việc bắt giữ người trái pháp luật. Sau một lúc giằng co, cảnh sát đành bỏ cuộc.
Nguyễn Ái Quốc tiếp tục tham dự đại hội và phát biểu ngay sau đó. Ông
nói 12 phút, và hoàn toàn “nói vo”. Đi thẳng vào nội dung chính của mình: Ông
phê phán gay gắt chính sách thuộc địa của Pháp ở Đông Dương, tố cáo mạnh mẽ
sự bóc lột và đàn áp tàn bạo của bọn thực dân ở thuộc địa; rằng họ xây nhiều
nhà tù hơn trường học, mà nhà tù nào cũng luôn chật cứng tù nhân; rằng ở đó
bọn thực dân không cho người bản xứ hưởng bất cứ quyền tự do cơ bản nào,
như quyền tự do ngôn luận, tự do đi lại. Dân bản xứ còn bị cưỡng ép uống rượu
cồn và hút thuốc phiện, vì cái đó mang lại lợi lộc to lớn cho chính phủ thực dân.
Vì vậy, những người đảng viên xã hội chủ nghĩa phải hành động ngay để ủng hộ
dân chúng bản xứ ở các thuộc địa.
Nói đến đó Nguyễn Ái Quốc bị Jean Longuet ngắt lời, nói xen ngang, rằng
ông ta đã chẳng phát biểu ủng hộ dân bản xứ rồi còn gì. Nguyễn Ái Quốc đáp lại:
“Tôi đã phải chấp hành chế độ chuyên chính im lặng!” (Nguyễn Ái Quốc đã
dùng chính khái niệm “chuyên chính vô sản” của Marx để đập lại Longuet một
cách rất hài hước).
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 127.
390