Page 391 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 391

Vấn đề mấu chốt nhất, luôn canh cánh trong tâm trí của ông là: “vậy thì cái

                      quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa?”; “Trong một cuộc họp, tôi
                      đã nêu câu hỏi ấy lên, câu hỏi quan trọng nhất đối với tôi. Có mấy đồng chí đã
                      trả lời: Đó là Quốc tế thứ ba, chứ không phải Quốc tế thứ hai. Và một đồng chí
                      đã đưa cho tôi đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa
                                                 1
                      đăng trên báo Nhân đạo” .
                            Với động cơ rất rõ ràng là: đọc để tìm ra câu trả lời cho “câu hỏi quan trọng
                      nhất”  của  mình,  nhưng  việc  tiếp  nhận  và  hiểu  rõ  Luận  cương  của  Lênin  với

                      Nguyễn Ái Quốc ở vào thời điểm tháng 7/1920 vẫn không dễ dàng, bởi “những
                      chữ chính trị khó hiểu”. “Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng
                      hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm tôi cảm động, phấn khởi, sáng
                      tỏ,  tin  tưởng biết  bao!  Tôi  vui  mừng đến phát  khóc lên.”  Từ đó,  Nguyễn  Ái
                                                                                  2
                      Quốc “hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” .

                            4.  Nguyễn  Ái  Quốc  tham  dự  Đại  hội  Tours  và  trở  thành  đảng  viên
                      đảng cộng sản

                            Tương tự như hầu hết các đảng xã hội chủ nghĩa khác ở các nước tư bản
                      phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ I, dưới tác động của thắng lợi của Cách
                      mạng Tháng Mười Nga, Đảng Xã hội Pháp - một trong những chính đảng lớn,
                      có lịch sử lâu đời nhất ở Pháp, lại một lần nữa bị phân liệt sâu sắc. Cánh tả của
                      đảng ngày càng lớn mạnh, ủng hộ Lênin và con đường cách mạng vô sản của
                      Cách mạng Tháng Mười Nga, trong khi phái hữu thì kiên trì với đường lối chính

                      trị ôn hòa của Quốc tế thứ II. Trong nội bộ đảng, từ các chi bộ cho tới cấp trung
                      ương diễn ra quá trình đấu tranh chính trị gay gắt, kéo dài: rời bỏ hay không rời
                      bỏ Quốc tế thứ II; Ủng hộ hay không ủng hộ Lênin và con đường cách mạng
                      tháng Mười Nga? Có gia nhập Quốc tế thứ III hay không…
                            Đầu năm 1920, Đảng Xã hội Pháp đã họp Hội nghị đặc biệt ở Strasbourg

                      để giải quyết các vấn đề trên, nhưng thất bại, do phái tả của đảng vừa muốn rời
                      khỏi Quốc tế II, nhưng lại chưa tán thành gia nhập Quốc tế III. Cuộc tranh đấu
                      vẫn tiếp tục kéo dài suốt năm 1920. Khi đó Nguyễn Ái Quốc đã trở thành đảng
                      viên của Đảng Xã hội Pháp và tham gia rất tích cực các cuộc thảo luận tại các
                      chi bộ đảng. Tuy vậy, chính bản thân Người cũng không biết nên ủng hộ phái
                      nào, nhóm nào, vì hầu như trong các cuộc luận chiến như vũ bão của các nhà

                      lãnh đạo đảng, không một ai tuyên bố dứt khoát, rõ ràng về thái độ của họ đối
                      với vấn đề giải phóng các dân tộc bị áp bức ở các thuộc địa.
                            Chỉ  sau  khi  đọc  và  lĩnh  hội  được  bản  Luận  cương  của  Lênin,  lúc  đó

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 127.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 127.


                                                               389
   386   387   388   389   390   391   392   393   394   395   396