Page 431 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 431

hợp những bài viết của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn này mang đậm hơi thở hiện
                      đại, phản ánh chân thực đời sống chính trị - xã hội. Mặc dù, không được đào tạo

                      bài bản nhưng ngòi bút của người thanh niên An Nam - Nguyễn Ái Quốc đã
                      được giới chuyên môn đánh giá cao về giá trị nghệ thuật và cả giá trị nội dung;
                      chủ nghĩa thực dân Pháp càng tìm cách cấm đoán xuất bản các tác phẩm, cấm
                      công  chiếu  các  vở  kịch  của  Nguyễn  Ái  Quốc  thì  càng  khẳng  định  tính  cách
                      mạng của các tác phẩm và ý chí kiên cường, bền bỉ trong sự nghiệp đấu tranh vì
                      lợi ích dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
                            Văn học Pháp có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời và là nền văn học
                      gắn liền với nhiều cây viết lớn của nhân loại. Giữa một nền văn học rực rỡ đó,

                      Nguyễn Ái Quốc nổi lên là một cây bút gây được nhiều sự chú ý và được thực
                      dân Pháp dành “sự quan tâm” đặc biệt. Văn học Pháp ngữ của Nguyễn Ái Quốc
                      tập trung chủ yếu ở hai thể loại chính là “văn chính luận”, “truyện và ký”.
                            - Pháp văn Hồ Chí Minh ở thể loại chính luận thể hiện nổi bật trong hai tác
                      phẩm: Bản Yêu sách tám điểm của nhân dân An Nam (1919), Bản án chế độ
                      thực dân Pháp (1925).

                            - Ở thể loại truyện và ký, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài
                      đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo). Trong năm 1922, Người đã viết bài: Pari,
                      Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những con người biết mùi hun khói, Con rồng
                      tre và tác phẩm Vi hành năm 1923…
                             Năm 1925, báo Le Paria (Người cùng khổ) đã đăng những tác phẩm của
                      Người như: Con rùa, Những trò lố hay là Varen (và Phan Bội Châu…

                            Trong phạm vi bài tham luận này, tác giả xin lựa chọn và phân tích một số
                      tác phẩm văn học Pháp ngữ tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
                            2. Văn học Pháp ngữ Hồ Chí Minh qua một số tác phẩm tiêu biểu

                            2.1. Văn học Pháp ngữ Hồ Chí Minh qua một số tác phẩm văn chính luận
                            Bản  yêu  sách  của  nhân  dân  An  Nam  (La  revendication  du  peuple
                      Annamite) năm 1919
                            Ngày 11/11/1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Tháng 6/1919, các

                      nước đế quốc thắng trận quyết định họp Hội nghị hòa bình ở Paris. Trong bối
                      cảnh đó, Nguyễn Tất Thành đã gặp gỡ và bàn bạc với các bậc tiền bối yêu nước
                      là Phan Châu Trinh và luật sư Phan Văn Trường để viết bản Yêu sách của nhân
                      dân An Nam và gửi đến Hội nghị hòa bình.
                            Bản Yêu sách của nhân dân An Nam với chưa đầy 300 chữ, đề cập tới 8

                      điểm cốt lõi về quyền lợi chính trị của nhân dân An Nam như: Ân xá cho tù
                      nhân chính trị; Thực hiện cải cách nền pháp lý, thay chế độ sắc lệnh bằng thực
                      thi đạo luật; Đòi các quyền dân chủ cơ bản như tự do đi lại, tự do hội họp, tự do
                      báo chí. Đây là những quyền mà một dân tộc độc lập, tự do, tự quyết xứng đáng



                                                               429
   426   427   428   429   430   431   432   433   434   435   436