Page 433 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 433
2.2. Văn học Pháp ngữ Hồ Chí Minh qua một số tác phẩm truyện và ký
Tác phẩm Paris (Paris) năm 1922, do chính tác giả dịch sang tiếng Việt.
Paris là truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Ái Quốc, được đăng hai số liên
tục trên báo L’Humanité ngày 30 và ngày 31/5/1922.
Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm dưới hình thức một bức thư gửi cô em họ,
qua đó tác giả miêu tả chân thực bộ mặt thật của xã hội nước Pháp thông qua ba
xóm chính Êtoan, Batinhon, Êpinét. Truyện ngắn là sự am hiểu của tác giả
không chỉ là các địa danh của Paris, mà còn là nhận thức đúng đắn về những
mâu thuẫn giữa những thứ bậc đang âm ỉ trong lòng xã hội Pháp giữa giới
thượng lưu, tầng lớp trung gian, những người lao động nghèo khổ. Sự đối lập
giữa sự sang trọng của tầng lớp thượng lưu với sự nghèo khổ, bất công của
những người lao động cần cù, chăm chỉ nhưng vẫn thiếu thốn; cộng thêm sự tàn
phá tang thương của chiến tranh phi nghĩa đã chôn vùi biết bao tính mạng người
dân nghèo vô tội dưới chân Khải hoàn môn của Paris tráng lệ.
Paris được viết năm 1922, chỉ hai năm sau khi Nguyễn Ái Quốc biết về
Lênin và học thuyết Mác, nhưng tác phẩm sớm đã thể hiện lập trường quan điểm
giai cấp rõ ràng, một tình yêu thương lớn với những người lao động nghèo khổ.
Tác phẩm Lời than vãn của bà Trưng Trắc (Les lamenlations de Trung
Trac) năm 1922
Tác phẩm Lời than vãn của bà Trưng Trắc được đăng trên báo L’Humanité,
số ra ngày 24/6/1922, sau ba ngày vua Khải Định đến Paris để dự Hội chợ triển
lãm thuộc địa. Lời than vãn của bà Trưng Trắc là tác phẩm mở màn cho hàng
loạt bài phê phán, phơi bày sự ngu dốt, đớn hèn và vô trách nhiệm của Khải
Định - tên vua bù nhìn.
Tác phẩm là câu chuyện kể lại giấc mơ kỳ lạ của “thiên tử” - hoàng đế
nước An Nam được gặp bà Trưng Trắc, nữ anh hùng của dân tộc An Nam đã
đánh thắng quân xâm lược phương Bắc. Tác giả mượn lời của nữ anh hùng
Trưng Trắc để nhắc nhở vua Khải Định nhớ lại truyền thống hào hùng của cha
ông trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Ngòi bút thông minh của Nguyễn Ái
Quốc dựng nên một cuộc đối thoại giữa thế giới “ảo” kết nối với thế giới hiện
thực, mở ra biết bao trăn trở cho độc giả, nhất là độc giả An Nam.
Tác phẩm thể hiện rõ tư duy, lập trường chính trị sắc bén của cây viết trẻ,
phân định rõ ràng kẻ thù của dân tộc không chỉ là thực dân Pháp mà còn là chế
độ phong kiến nhà Nguyễn đã mục nát, quỳ gối làm tay sai cho “mẫu quốc”. Lời
than vãn của bà Trưng Trắc còn là bản lĩnh gan dạ, quả cảm của Nguyễn Ái
Quốc thẳng thắn bóc trần bộ mặt giả tạo của thực dân Pháp và trò hề của vua
Khải Định trên đất Pháp. Đồng thời, tác phẩm cũng như một lời dự báo về một
nhà lãnh đạo tương lai tiếp nối truyền thống hào hùng của cha ông, sẽ đưa nhân
431