Page 432 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 432
được thừa hưởng. Trong bản Yêu sách, Người cũng mạnh dạn đòi quyền ngang
hàng, bình đẳng về chính trị và luật pháp giữa người bản xứ và người châu Âu,
giữa người An Nam và người Pháp.
Giữa “trái tim” của bọn thực dân Pháp, bản Yêu sách của nhân dân An Nam là
tác phẩm đánh dấu sự kiện Nguyễn Ái Quốc bước lên “vũ đài chính trị” và làm cho
bọn mật thám Pháp lo sợ, lùng sục tìm kiếm chủ nhân của cái tên Nguyễn Ái Quốc
- người mà đang chống lại nước Pháp ngay chính tại nước Pháp.
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (Le Procès de la Colonisation
Française) năm 1925
Bản án chế độ thực dân Pháp được Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp
từ năm 1921 đến năm 1925 và lần đầu tiên xuất bản tại thủ đô nước Pháp vào
năm 1925. Trong lúc mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau, mâu thuẫn
giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt và đặc biệt
là mâu thuẫn giữa nhân dân An Nam với thực dân Pháp đã lên đến đỉnh điểm, ý
chí đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân An Nam càng lên cao, tác
phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời là một bản cáo trạng đầy đủ và rõ
ràng về tội ác của thực dân Pháp ở An Nam và mọi xứ thuộc địa. Tác phẩm là
sản phẩm dày công tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp tri thức của Nguyễn Ái Quốc
trên mọi lĩnh vực từ chính trị tới triết học, xã hội, lịch sử, văn hóa, kinh tế và cả
kinh nghiệm thực tiễn trong đấu tranh của Người.
Tác phẩm gồm 12 chương được kết cấu lôgic theo tiến trình phát triển
của vấn đề. Từ “thuế máu”, cưỡng bức người dân bản xứ đi nộp mạng ở chiến
trường châu Âu; đến đầu độc bằng rượu cồn và thuốc phiện; đè cổ dân An
Nam mua công trái cho chính phủ Pháp, phu phen, tạp dịch; mở nhà tù nhiều
hơn trường học;… ngòi bút châm biếm của tác giả phô bày cho độc giả hiểu
được “thiên đường” ở các xứ thuộc địa và An Nam nói riêng. Bằng muôn vàn
ví dụ, phân tích để cuối cùng tác giả trở về một mục đích duy nhất là chỉ rõ
bạn - thù, mục tiêu của cách mạng, thức tỉnh nhân dân lao động An Nam đi về
phía con đường cách mạng đúng đắn - con đường cách mạng vô sản. Tác
phẩm cũng bước đầu thể hiện tư duy độc lập của Nguyễn Ái Quốc khi vận
dụng nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể ở mỗi
xứ thuộc địa.
Bản án chế độ thực dân Pháp là tác phẩm có giá trị lớn về nội dung và
nghệ thuật. Văn phong ngắn gọn, súc tích, sử dụng Pháp văn điêu luyện, tác
phẩm đã chĩa thẳng “ngòi bút” vào thực dân Pháp trên mặt trận tư tưởng. Đồng
thời, tác phẩm cũng là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tư tưởng, nhận thức và ý chí
quyết tâm thống nhất đứng dậy đấu tranh của nhân dân An Nam theo ngọn cờ lý
luận chủ nghĩa Mác-Lênin. Có thể nói rằng, tác phẩm Bản án chế độ thực dân
Pháp là quả bom nổ chậm giữa trái tim Paris hoa lệ.
430