Page 500 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 500

tôn giáo để vận dụng sáng tạo vào quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo, hướng

                      các tôn giáo ở nước ta vào quỹ đạo sinh hoạt bình thường đúng pháp luật, đồng
                      hành với dân tộc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới là rất
                      cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
                            1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của tôn giáo và các
                      nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo
                            Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo bao gồm một hệ thống
                      quan điểm phản ánh nhiều phương diện của tôn giáo như: bản chất, nguồn gốc,

                      chức năng của tôn giáo; sự tồn tại và biến đổi của tôn giáo trong xã hội; nguyên
                      tắc giải quyết vấn đề tôn giáo… Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi
                      chỉ đề cập đến: quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của tôn giáo và
                      các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo. Những nội dung này được Hồ Chí
                      Minh vận dụng một cách sáng tạo khi Người xem xét, đánh giá và ứng xử đối

                      với các tôn giáo ở Việt Nam.
                            Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của tôn giáo
                            Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph. Ăngghen viết: “Tất cả mọi tôn giáo
                      chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư  ảo - vào trong đầu óc của con người - của
                      những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự
                      phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã  mang hình thức những lực
                                           1
                      lượng siêu trần thế” . Như vậy, bản chất sự phản ánh tôn giáo là sự phản ánh hư
                      ảo về thế giới tự nhiên và con người, về các quan hệ xã hội, thậm chí các giá trị
                      văn hóa, các chuẩn mực đạo đức của con người. Xuất phát từ nền tảng của đời
                      sống hiện thực, con người đã tạo dựng nên các biểu tượng tôn giáo, hình thành
                      triết lý tôn giáo, cả những nghi lễ và tổ chức tôn giáo. Từ những bất lực trong
                      cuộc sống, từ những khát vọng khó vươn tới trong hiện thực, con người đã tô

                      điểm, xây đắp cho các hình tượng của mình những sức mạnh có tính siêu nhiên,
                      mang tính huyền ảo, nhằm xây dựng thế giới khác với con người, đứng trên con
                      người, chi phối con người.
                            Cho đến nay, định nghĩa trên của Ph. Ăngghen vẫn được đánh giá cao, vì
                      nó có tính khái quát, dưới góc độ triết học, tôn giáo được coi là một hình thái ý
                      thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, mặc dù đó chỉ là sự phản ánh hư ảo hiện

                      thực khách quan.
                            Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen - Lời
                      nói đầu, tuy chỉ tập trung vào mấy trang ngắn ngủi, nhưng lại thể hiện rõ quan
                      điểm của C. Mác về bản chất tôn giáo. C. Mác cho rằng: “Sự nghèo nàn của tôn
                      giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống

                      sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là
                      __________
                            1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 20, tr. 437.


                                                               498
   495   496   497   498   499   500   501   502   503   504   505