Page 503 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 503
gian khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội; cũng
như quan điểm, lập trường, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ và giáo dân đối với
các vấn đề chính trị - xã hội có khác nhau. Có tôn giáo khi mới xuất hiện thì như
một phong trào của những người nghèo khổ chống chế độ áp bức bóc lột; nhưng
sau một quá trình tồn tại, tôn giáo đó đã mất dần tính chất cách mạng và tiến bộ
của nó, thậm chí bị biến thành công cụ hữu hiệu của giai cấp thống trị dùng để
bóc lột, thống trị nhân dân lao động. Có những chức sắc suốt đời hành đạo luôn
đồng hành cùng với dân tộc; nhưng cũng có những chức sắc lại tiếp tay, hợp tác
với các thế lực thù địch. Có những giáo dân luôn “kính Chúa yêu nước”, bên
cạnh việc đạo thì còn quan tâm chăm lo việc đời, trở thành công dân tốt, giáo
dân tốt; nhưng lại có những người lầm đường lạc lối, nghe theo kẻ địch xúi giục
phản bội lại Tổ quốc và suy cho cùng phản bội lại cả lợi ích của giáo hội, không
những trở thành một tội phạm mà còn trở thành một giáo gian. Do đó, Đảng
Cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi
xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo,
như V.I. Lênin đã nhắc nhở: “Người mácxít phải biết chú ý đến toàn bộ tình
1
hình cụ thể” .
Ba là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn
đề tôn giáo.Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, trong lịch sử xã hội loài người,
những tín ngưỡng, tôn giáo xuất hiện trong chế độ cộng sản nguyên thủy chỉ
biểu hiện thuần tuý về mặt tư tưởng. Khi xã hội xuất hiện giai cấp và nhà nước
thì tôn giáo cũng bắt đầu có những biểu hiện về mặt chính trị. Việc phân biệt rõ
hai mặt chính trị và tư tưởng trong hoạt động tôn giáo trên thực tế là không đơn
giản, nhưng lại rất cần thiết. Có phân biệt được hai mặt này thì mới tránh khỏi
khuynh hướng “tả” hoặc “hữu” trong công tác quản lý nhà nước vềtôn giáo; mới
ứng xử và giải quyết phù hợp những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo. Phân biệt rõ
hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo tức là phân biệt được đâu là hoạt
động thuần túy tôn giáo, thể hiện nhu cầu tôn giáo chính đáng của nhân dân; đâu
là hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch để thực hiện ý đồ chính
trị phản động. Khi phát hiện và xác định chính xác những hoạt động lợi dụng tôn
giáo thì phải giải quyết kịp thời, kiên quyết và triệt để theo quy định của pháp
luật. Có như vậy mới loại bỏ được hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực
thù địch, bảo vệ được thành quả cách mạng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội; đoàn kết được đông đảo đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; bảo đảm cho hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường đúng pháp luật.
Mặt tư tưởng trong tôn giáophản ánh sự khác biệt về nhận thức, về quan
niệm giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo với những người không có tín
__________
1. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t. 17, tr. 518.
501