Page 506 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 506

Thừa nhận tôn giáo là một hiện tượng văn hóa đã tạo cơ sở để Hồ Chí Minh

                      đi đến khẳng định, phải luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn
                      giáo của nhân dân. Tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân nghĩa là
                      tôn trọng nhu cầu tâm linh của nhân dân và đảm bảo quyền dân chủ trong đời
                      sống tinh thần xã hội. Quan điểm này được thể hiện nhất quán cả trong lý luận
                      cũng như trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Dù với tư cách Chủ tịch
                      Đảng,  người  đứng đầu Chính  phủ,  hay với tư cách là  một  công dân, Hồ Chí
                      Minh vẫn luôn luôn thể hiện là một con người mẫu mực trong việc tôn trọng tự

                      do tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng nhân dân; không một ai có thể tìm thấy ở
                      Hồ Chí Minh dù là một biểu hiện rất nhỏ của sự bài xích, chế giễu với bất kỳ
                      một tôn giáo nào.
                            Quan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo được ghi nhận trong nhiều
                      văn bản do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký hoặc trong những lời phát biểu của Người.

                      Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời, Hồ
                      Chí Minh phát biểu: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng
                      bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố:
                                                                           1
                      TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết” . Năm 1946, trong Hiến pháp
                      đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực
                      tiếp chỉ đạo biên soạn, đã xác nhận: “mọi công dân có quyền tự do tín ngưỡng”.

                      Đến ngày 14/6/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 234/SL về vấn đề
                      tôn giáo. Nội dung Sắc lệnh thể hiện khá toàn diện quan điểm của Hồ Chí Minh
                      về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, biểu hiện qua những điểm cơ
                      bản:Chính phủ tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, mọi
                      người dân đều có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào; chức sắc
                      được tự do giảng đạo tại các cơ sở tôn giáo; tín đồ và chức sắc tôn giáo được

                      hưởng mọi quyền lợi của người công dân, đồng thời cũng phải thực hiện mọi
                      nghĩa vụ của người công dân; các tôn giáo được xuất bản và phát hành những ấn
                      phẩm tôn giáo, được mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo
                      của mình; các cơ sở thờ tự của tôn giáo được luật pháp bảo hộ.
                            Hai là, bản chất của tôn giáo nói chung là hướng thiện và nhân bản.
                            Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của

                      tôn giáo, Hồ Chí Minh cho rằng, cái chung trong giáo lý của các tôn giáo chân
                      chính là đều phản ánh khát vọng về một cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc
                      của quần chúng nhân dân bị áp bức bóc lột; hướng tín đồ và nhân loại tới bình
                      đẳng, tự do, bác ái; khuyên răn con người làm điều thiện, loại trừ cái ác. Hồ Chí
                      Minh cho rằng: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng

                      đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 8.


                                                               504
   501   502   503   504   505   506   507   508   509   510   511