Page 501 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 501

trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những
                                                                                           1
                      trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” . V.I. Lênin đã
                      coi nhận định này là nền tảng, là cơ sở cho những quan điểm về tôn giáo của
                      những người mácxít. Tuy nhiên, hiện nay trong các cuộc hội thảo bàn về tôn
                      giáo, cũng như sách, báo trong và ngoài nước, nhận định trên của C. Mác đang
                      có nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau.
                            Theo tinh thần của C. Mác, chúng tôi hiểu rằng, sự phản ánh của tôn giáo
                      không chỉ là hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan mà trong sự phản ánh

                      của tôn giáo cũng chứa đựng những nhân tố hiện thực, vì sự phản ánh của tôn
                      giáo bắt nguồn từ những điều kiện hiện thực, từ nhu cầu cần phải khắc phục
                      những giới hạn hiện thực mà năng lực thực tiễn của con người trong một giai
                      đoạn lịch sử nào đó chưa đạt tới. Sự phản ánh của tôn giáo còn có tính chất hai
                      mặt: tôn giáo vừa là sự phản ánh, vừa là sự phản kháng chống hiện thực. Dưới

                      chế độ áp bức bóc lột, một mặt tôn giáo hợp pháp hóa chế độ đương thời, mặt
                      khác tôn giáo là hình thức phản kháng xã hội đó, một khi nó không còn phù hợp
                      với xu thế tiến bộ.
                            Tôn giáo không chỉ có mặt tiêu cực mà còn có mặt tích cực nhất định, vì:
                      “Tôn  giáo là  tiếng thở dài  của  chúng  sinh bị  áp  bức,  là trái tim  của  thế giới
                      không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có

                      tinh thần”. Tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,
                      góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn,
                      an ủi, vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ, lỡ vận. Mặc dù đó chỉ là sự an ủi
                      mơ hồ, đền bù hư ảo trước những bất lực hiện thực của con người trong cuộc
                      sống, nhưng có nó vẫn hơn là một xã hội đầy rẫy những bất công, bất bình. Vấn
                      đề không phải là tìm cách trực tiếp loại bỏ sự an ủi mơ hồ, đền bù hư ảo mà là

                      phải thay đổi chính bản thân xã hội để con người sống trong đó không còn cần
                      đến sự an ủi mơ hồ, sự đền bù hư ảo đó.
                            Sau những lập luận khẳng định về vai trò xã hội và mặt tích cực nhất
                      định  của  tôn  giáo,  C.  Mác  đưa  ra  luận  điểm  “Tôn  giáo  là  thuốc  phiện  của
                      nhân dân”, như là đỉnh cao của một loạt những lập luận thực chứng về tôn
                      giáo. Ở luận điểm này, C. Mác cho rằng “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân

                      dân” chứ không phải thuốc phiện đối với nhân dân; hơn nữa thuốc phiện thời
                      C. Mác chỉ có ý nghĩa giảm đau chứ chưa mang ý nghĩa “ma tuý” như ngày
                      nay. Theo tinh thần đó, tôn giáo là liều thuốc giảm đau, là chất an thần cho
                      con người trước những bất lực hiện thực trong cuộc sống. Chính chức năng
                      an ủi mơ hồ, đền bù hư ảo đó đã làm cho tôn giáo có sức sống khá mạnh mẽ

                      và nhờ đó, nó có một vị trí xã hội nhất định. Bằng cách tạo ra những hình ảnh
                      __________
                            1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 570.


                                                               499
   496   497   498   499   500   501   502   503   504   505   506