Page 504 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 504

ngưỡng tôn giáo. Sự khác biệt này còn tồn tại lâu dài và sẽ là ảo tưởng khi đặt

                      yêu cầu ngay một lúc phải có sự thống nhất tuyệt đối về nhận thức, tư tưởng đối
                      với mọi thành viên trong xã hội. Xuất phát từ nguồn gốc nảy sinh tôn giáo, chủ
                      nghĩa Mác-Lênin cho rằng, giải quyết mặt tư tưởng trong tôn giáolà một nhiệm
                      vụ lâu dài, gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Việc
                      hướng ước mơ của đồng bào tôn giáo về “hạnh phúc” hư ảo ở “thế giới bên kia”
                      sang hạnh phúc thực sự ở thế giới hiện tại là một quá trình liên quan chặt chẽ
                      đến sự phát triển khoa học, trình độ dân trí, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần

                      của nhân dân và giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội.
                            Bốn là, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn với
                      quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho
                      rằng,cuộc đấu tranh giải phóng quần chúng nhân dân khỏi ảnh hưởng tiêu cực
                      của tư tưởng tôn giáo không phải và không thể chỉ là cuộc đấu tranh tư tưởng

                      thuần túy, tách khỏi cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân; cũng không
                      thể nóng vội, chủ quan muốn xóa bỏ ngay tôn giáo hoặc cản trở, cấm đoán tôn
                      giáo. Cuộc đấu tranh ấy phải gắn liền và phụ thuộc vào cuộc đấu tranh chung
                      cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Hay nói cách khác, muốn thay đổi ý thức xã
                      hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội thông qua hoạt động thực
                      tiễn của con người; muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người,

                      phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Đấu tranh chống những biểu hiện
                      tiêu cực trong tôn giáo là gián tiếp đấu tranh với cái thế giới đang cần có ảo
                      tưởng, chứ không phải là trực tiếp tấn công vào thần thánh. Điều cần thiết trước
                      hết là phải xây dựng được một thế giới hiện thực không còn sự áp bức, bất công,
                      nghèo đói, bệnh tật cũng như những tệ nạn khác nảy sinh trong xã hội. Đó là
                      một quá trình lâu dài và không thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã

                      hội cũ, xây dựng xã hội mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
                      dân, giải phóng nhân dân thoát khỏi mọi áp bức bóc lột. Quần chúng tín đồ tôn
                      giáo chỉ có thể từ bỏ ảo tưởng về một cảnh cực lạc trên thiên đường khi họ tạo ra
                      được một cảnh cực lạc ở trái đất. V.I. Lênin nhấn mạnh: “Sai lầm lớn nhất và tệ
                      hại nhất mà một người mácxít có thể mắc phải là tưởng rằng có thể chỉ do con
                      đường trực tiếp giáo dục chủ nghĩa Mác thuần túy mà làm cho quần chúng bừng
                                                   1
                      tỉnh khỏi giấc mê tôn giáo” .
                            2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo
                            Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo vào
                      điều kiện cụ thể ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm và cách ứng xử
                      đúng đắn đối với các tôn giáo ở nước ta, nhằm tăng cường sức mạnh của khối

                      __________
                            1. Viện Nghiên cứu tôn giáo, Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, Nxb. Khoa học xã
                      hội, Hà Nội, 1996, tr. 107.


                                                               502
   499   500   501   502   503   504   505   506   507   508   509