Page 505 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 505

đại đoàn kết toàn dân, thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo

                      vệ Tổ quốc. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo thể hiện ở những nội dung
                      chủ yếu sau:
                            Một là, tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một
                      hiện tượng văn hóa.
                            Quan niệm về bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, tôn
                      giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Tiếp thu quan điểm
                      đó  của  các  tác  giả  kinh  điển,  Hồ  Chí  Minh  còn  khẳng  định  thêm:  Tôn  giáo

                      không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một hiện tượng văn hóa, một
                      bộ phận của văn hóa. Người lý giải rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
                      cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
                      pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
                      hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo
                                                        1
                      và phát minh đó tức là văn hóa” .
                            Theo Hồ Chí Minh, những giá trị tốt đẹp về văn hóa của tôn giáo không
                      những biểu hiện trong giáo lý và qua nhân cách của những người sáng lập các
                      tôn giáo, mà còn được biểu hiện qua phương diện sinh hoạt vật chất và tinh thần
                      của tín đồ và chức sắc tôn giáo. Thông qua sinh hoạt vật chất và tinh thần, đồng
                      bào các tôn giáo đã góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa dân tộc thêm phong

                      phú và đa dạng sắc màu. Đó là những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như:
                      chùa chiền, thánh thất, nhà thờ; tác phẩm hội họa, điêu khắc, âm nhạc; lễ hội tôn
                      giáo; trang phục, nghi lễ... Tất cả đều thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của
                      tôn giáo được dày công vun đắp qua nhiều thế hệ đồng bào các tôn giáo, góp
                      phần làm cho văn hóa dân tộc có sức sống trường tồn. Với chức sắc tôn giáo, Hồ
                      Chí Minh nhận thấy họ được xem là hiện thân của những gì tốt đẹp của tôn giáo;

                      phẩm hạnh của họ trở thành gương mặt văn hóa, đạo đức của từng tôn giáo; và
                      họ trở thành biểu tượng cao đẹp cho tín đồ noi theo.
                            Việc thừa nhận tôn giáo là một hiện tượng văn hóa chứng tỏ Hồ Chí Minh
                      có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn
                      đề có liên quan đến tôn giáo. Với cách nhìn nhận này đã giúp cho Hồ Chí Minh
                      vượt qua các tư tưởng duy vật tầm thường, xem tôn giáo chỉ là “tập đại thành

                      của những luận thuyết ủy mị, chống lý tính, tử thù của khoa học”; đồng thời
                      giúp cho Người không rập khuôn tiến hành cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng một
                      cách trừu tượng với thế giới quan tôn giáo như thường thấy ở châu Âu. Ngược
                      lại, Hồ Chí Minh luôn cóý thức tìm kiếm, khai thác và phát huy những giá trị tốt
                      đẹp về văn hóa chứa đựng trong các tôn giáo chân chính để kế thừa, bổ sung làm

                      giàu thêm nền văn hóa của nước nhà.
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 3, tr. 458.


                                                               503
   500   501   502   503   504   505   506   507   508   509   510