Page 507 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 507
nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa
Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính sách của nó thích hợp với điều kiện
nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung
đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội.
Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ
1
nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết” .
Hay trong một bài viết đăng trên báo Nhân dân, Hồ Chí Minh viết: “Chúa Giêsu
dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo
2
đức là nhân nghĩa” .
Giá trị nhân bản, đạo đức của tôn giáo không chỉ biểu hiện trong hệ thống
giáo lý mà còn biểu hiện qua nhân cách người sáng lập. Nhân cách ấy về tư
tưởng là khát vọng hy sinh cho con người, vì con người; về hành động là sự xả
thân để mưu hạnh phúc cho con người, phúc lợi cho xã hội. Hồ Chí Minh khẳng
định: “Mục tiêu cao cả của Phật Thích Ca và Chúa Giêsu đều giống nhau: Thích
Ca và Chúa Giêsu đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và
3
thế giới đại đồng” . Hay trong thư gửi đồng bào Công giáo ngày 25/12/1945, Hồ
Chí Minh viết: “Cách một nghìn chín trăm bốn mươi nhăm năm trước, cũng
ngày hôm nay, một vị thánh nhân là đức Chúa Giêsu ra đời. Suốt đời Ngài chỉ
hy sinh phấn đấu cho tự do, cho dân chủ. Từ ngày Ngài giáng sinh đến nay đã
gần 2.000 năm, nhưng tinh thần thân ái của Ngài chẳng những không phai nhạt
4
mà tủa ra đã khắp, thấm vào đã sâu” . Tinh thần đó cũng được thể hiện trong thư
Hồ Chí Minh gửi đồng bào Phật giáo nhân ngày Phật đản năm 1947: “Đức Phật
là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người
5
phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma” .
Bản chất của tôn giáo là hướng thiện và nhân bản, trong các tôn giáo chân
chính chứa đựng những giá trị đích thực phù hợp với mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội, với đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đó cũng chính là điểm
tương đồng để đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo với những
người không có tín ngưỡng tôn giáo và giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo
khác nhau. Vì vậy, Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết lương giáo và xem đó là
một bộ phận quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, là một chính
sách lâu dài trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục đích đoàn kết
lương giáo là nhằm đạt ước vọng mà cả cuộc đời Hồ Chí Minh nguyện hy sinh
__________
1. Viện Nghiên cứu tôn giáo, Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, Sđd, tr. 185.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 95.
3. Viện Nghiên cứu tôn giáo, Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, Sđd, tr. 239.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 142.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 228.
505