Page 502 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 502

lý  tưởng,  trong  đó mọi  người  đều  được  giải  thoát  khỏi  những  bất  lực  hiện

                      thực, tôn giáo dường như làm cho họ được an ủi và vơi đi  những khổ đau
                      trong cuộc sống thực tại.
                            Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, bản chất của tôn giáo
                      là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực khách
                      quan. Tôn giáo không chỉ có mặt tiêu cực mà còn có mặt tích cực nhất định, đó
                      là tích hợp được những giá trị văn hóa, đạo đức của con người; có vai trò an ủi
                      mơ hồ, đền bù hư ảo trước những bất lực hiện thực của con người trong cuộc

                      sống, nhờ đó làm cho tôn giáo có sức sống khá mạnh mẽ và có một vị trí xã hội
                      nhất định.
                            Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo theo quan điểm chủ nghĩa Mác-
                      Lênin
                            Một là, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng

                      của nhân dân.Đây là một nguyên tắc trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo của
                      nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này được căn cứ vào bản chất, nguồn
                      gốc, tính chất của tôn giáo; căn cứ vào quy luật của quá trình chuyển biến về
                      mặt tư tưởng của con người, đó là sự chuyển biến tự giác, dần dần từ thấp đến
                      cao; căn cứ vào bản chất dân chủ, nhân quyền của chủ nghĩa xã hội và sự quan
                      tâm của Đảng Cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa đến nhu cầu tinh thần của

                      quần chúng nhân dân.
                            Nội dung cơ bản của quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo quan điểm của
                      chủ nghĩa Mác-Lênin là: “Mỗi người phải được hoàn toàn tự do theo tôn giáo
                      nào mình thích, hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào, nghĩa là được tự do là
                                       1
                      người  vô  thần” .  Việc  vào  đạo,  ra  khỏi  đạo,  chuyển  sang  theo  đạo  khác  hay
                      không theo bất cứ một đạo nào trong quy định của pháp luật nhà nước xã hội

                      chủ nghĩa, đó là quyền tự do của mỗi người, là công việc tư nhân. Mọi công dân
                      theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có
                      quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Các tôn giáo được nhà nước thừa nhận đều bình
                      đẳng trước pháp luật. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn sử dụng giáo hội
                      như là một công cụ “thần quyền” để thống trị, áp bức, bóc lột nhân dân. Tôn
                      giáo  tách  ra  khỏi  nhà  nước  và  nhà  nước  hướng  các  tổ  chức  tôn giáo  chuyên

                      chăm lo việc đạo, động viên quần chúng tín đồ thực hiện tốt bổn phận của giáo
                      dân và nghĩa vụ của công dân, nâng cao tinh thần yêu nước, đồng hành với dân
                      tộc. Những nhân tố tích cực của tôn giáo, đặc biệt là những giá trị văn hóa, đạo
                      đức trong tôn giáo được nhà nước xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện phát huy.
                            Hai là, cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng

                      xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo. Ở những thời gian và không
                      __________
                            1. V. I. Lênin, Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1978, tr. 7.


                                                               500
   497   498   499   500   501   502   503   504   505   506   507