Page 647 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 647
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
(1951), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những mục tiêu cơ bản mà cách mạng Việt Nam
cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hóa: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc
địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc. Đồng thời, phát triển những
truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa
tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc,
1
khoa học và đại chúng” . Đây là quan điểm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc có
chọn lọc của Hồ Chí Minh. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ngày
19/9/1954, trên đường từ Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh về
qua huyện Phong Châu kính viếng các vua Hùng, nói chuyện với đồng bào,
chiến sĩ tại đền Giếng, Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước,
2
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” . Câu nói bất hủ của Người khái quát
hai phạm trù dựng nước và giữ nước thành một cặp phạm trù tất yếu của lịch sử
và văn hóa Việt Nam.
Phát huy, phát triển văn hóa dân tộc phải dựa trên cơ sở giữ gìn, bảo tồn
các giá trị văn hóa dân tộc. Đây là điều Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh, nhắc
nhở: “Gốc của văn hóa là dân tộc”. Không có cái gốc ấy thì không thể tiếp thu
được tinh hoa của các nước mà cũng không đóng góp được gì cho văn hóa nhân
loại... Phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc và học tập văn hóa tiên tiến của các
nước, nhưng nên nhớ rằng, “chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu
3
thái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” . Người cũng
chỉ ra mối quan hệ giữa việc tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin với truyền thống văn
hóa dân tộc: “Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin bao nhiêu thì càng phải
4
coi trọng những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu” . Người
khuyên văn nghệ sĩ phải chú ý giữ gìn vốn cũ dân tộc, đồng thời Người phê
phán những ai là người Việt Nam nhưng không hiểu biết rõ về lịch sử, đất nước,
con người Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí
Minh rất chú ý đến việc giữ gìn thuần phong mỹ tục - vốn là truyền thống tốt
đẹp của dân tộc. Người cho rằng, “Chúng ta phải phát triển và giữ gìn những
thuần phong mỹ tục đó”. Đối với vấn đề tổ chức lễ hội ở các di tích, năm 1958,
Hồ Chí Minh đưa ra ý kiến chỉ đạo có ý nghĩa phương pháp luận: “Nói là khôi
phục vốn cũ, thì nên khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra
5
(...) Cái gì tốt, thì ta nên khôi phục và phát triển, còn cái xấu thì ta phải bỏ đi” .
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, 2011, t. 7, tr. 40.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 9, tr. 59.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 357.
4. Chu Minh Thiện, Nguyễn Quang Huy, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa Việt
Nam, theo website www.xaydungdang.org.vn, ngày 26/5/2014.
5. Đại học quốc gia Hà Nội, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 161-162.
645