Page 646 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 646
lối sống văn minh, nếp sống mới. Trước hết cần “mở một chiến dịch giáo dục lại
1
tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, Kiệm, Liêm, Chính” vì “Nêu cao
2
và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới” . Để
xây dựng lối sống mới, cần phải sửa đổi “cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại”.
Xây dựng nếp sống mới - nếp sống văn minh là quá trình làm cho lối sống mới
dần dần trở thành thói quen, trong đó có sự kế thừa, phát triển những thuần
phong mỹ tục đồng thời cải tạo những phong tục tập quán cũ, lạc hậu và bổ sung
những cái mới, tiến bộ…
Để phát triển, đưa nền văn hóa dân tộc lên tầm cao mới, Người còn nêu lên
và nhấn mạnh quan điểm giữ gìn và phát huy bản sắc, giá trị văn hóa dân tộc,
đồng thời tiếp thu tinh thần văn hóa nhân loại. Người viết trong Lịch sử nước ta
3
(năm 1942): “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” .
Những ngày đầu mới lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người ký và
công bố Sắc lệnh số 65/SL (23/11/1945) về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt
Nam (bao gồm tất cả các di tích đình chùa, đền miếu, cung điện, thành quách,
lăng mộ, bia ký, đồ vật, văn bằng, sách vở,...). Theo Người, “Việc bảo tồn cổ
4
tích là việc rất cần trong công cuộc kiến thiết nước Việt Nam” . Một năm sau
ngày ký Sắc lệnh số 65/SL, khi đến dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất
ở Hà Nội ngày 24/11/1946, Người nói: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn
nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại... Tây phương hay
Đông phương có cái gì tốt là ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam.
Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn
hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân
5
chủ...” và “Phát triển hết cái hay, cái đẹp của dân tộc, tức là ta cùng đi tới chỗ
6
nhân loại” . Quan điểm của Hồ Chí Minh khẳng định việc kế thừa và phát huy
những giá trị tốt đẹp trong truyền thống dân tộc của văn hóa Việt Nam đồng thời
với việc không ngừng tự làm phong phú qua việc tiếp thu, tiếp biến có chọn lọc
tinh hoa văn hóa nhân loại. Hai quá trình này cùng diễn ra, làm cho nền văn hóa
mới ở Việt Nam vừa mang những đặc trưng phản ánh cốt cách, bản sắc và
truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, vừa phù hợp với trình độ văn minh tiên
tiến, hiện đại của nhân loại. Hơn nữa, cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc khi
được phát triển, phát huy hết mức sẽ đạt đến tầm cao nhân loại, trở thành giá trị
chung của nhân loại.
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 7.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 128.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 259.
4. Sắc lệnh số 65/SL, theo website www.thuvienphapluat.vn.
5. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh về văn hóa, Sđd, tr. 350.
6. Bác Hồ với văn nghệ truyền thống của dân tộc, theo website www.quangbinh.gov.vn, ngày
4/10/2016.
644