Page 648 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 648

Với quan điểm này, Hồ Chí Minh cho thấy thái độ khoa học, trân trọng tinh hoa
                      thuần phong mỹ tục đối với lễ hội, không tòng cổ mà nâng lên cho phù hợp nếp
                      sống mới, văn hóa mới…
                            Cùng với những tư tưởng sâu sắc về văn hóa, Hồ Chí Minh còn là một
                      mẫu  mực về học tập,  bảo tồn vốn  cổ, bảo vệ văn hóa tốt đẹp của  dân tộc.

                      Người rất trân trọng và gìn giữ làm trong sáng tiếng nói dân tộc để nâng văn
                      hóa Việt Nam lên tầm hiện đại. Nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội
                      Nhà báo Việt Nam (ngày 8/9/1962), Người nhấn mạnh: “Tiếng nói là thứ của
                      cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó,
                      quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”1. Người còn yêu
                      cầu các nhà văn phải chú ý trân trọng và giúp đỡ những sáng tác của quần
                      chúng, vì đó là những viên ngọc quý...
                            Như vậy,  phát triển nâng tầm văn hóa dân tộc Việt  Nam lên ngang tầm
                      nhân loại là một tư tưởng vô cùng đẹp đẽ, vô cùng sâu sắc và cao rộng của Hồ
                      Chí Minh với vai trò là người đứng đầu của một quốc gia - dân tộc, hơn thế là
                      đại diện về tư tưởng, trí tuệ, minh triết, tinh thần, hồn cốt của quốc gia - dân tộc
                      Việt Nam. Những quan điểm, tư tưởng của Người về văn hóa, phát triển, nâng
                      tầm văn hóa dân tộc không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ cách mạng
                      dân tộc, dân chủ mà càng có giá trị sâu sắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
                      xã hội. Những tư tưởng ấy chính là cơ sở, nền tảng cho Đảng xây dựng đường
                      lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai
                      đoạn hiện nay với các định hướng cơ bản như: gắn phát triển văn hóa với thực
                      hiện  chiến  lược phát triển  con  người  trong công  cuộc  đổi  mới đất nước,  xây
                      dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị
                      truyền thống và giá trị hiện đại; gắn phát triển văn hóa với tăng trưởng kinh tế,
                      thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững; bảo vệ và

                      phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa Việt Nam, gắn
                      việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam với việc chủ
                      động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn
                      hóa nhân loại phù hợp với thực tiễn Việt Nam, xây dựng Việt Nam thành địa chỉ
                      hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế, từng bước đưa văn hóa Việt Nam đến với
                                 2
                      thế giới… ./.










                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 13, tr. 465.
                            2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị
                      quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. 1, tr. 143-147.


                                                               646
   643   644   645   646   647   648   649   650   651   652   653