Page 649 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 649
NHÀ VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH,
QUAN ĐIỂM VÀ NHÂN CÁCH VĂN HÓA
PGS.TS. PHẠM LAN OANH
Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
1. Quan điểm về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có đóng
góp cho khoa học về văn hóa một định nghĩa từ năm 1942 - 1943, trong hoàn
cảnh bị giam tù ở Trung Quốc. Những trang cuối của tập thơ Nhật ký trong tù có
ghi điều này: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở
và các phương thức sử dụng, toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời
”1
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn .
Có thể nhận thấy đây là một cách tiếp cận văn hóa từ ý nghĩa khái quát, đặc
trưng nhất, một định nghĩa cô đọng và chính xác về văn hóa và nó là kết quả của
quá trình lăn lộn, trải nghiệm thực tiễn, nghiền ngẫm lâu dài trong hoạt động
chính trị - xã hội của một nhân cách văn hóa. Cách tiếp cận này vừa có nét
tương đồng với quan điểm về văn hóa của UNESCO, vừa gần gũi với người dân
Việt Nam, văn hóa Việt Nam.
Thực ra, ý thức và niềm tự hào về văn hóa đã được định hình trong tâm trí
người thanh niên Nguyễn Ái Quốc từ rất sớm, ngay khi còn ở hải ngoại - đang là
đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Ý thức rất sớm truyền thống văn hóa dân tộc
Việt Nam đã thể hiện trong Lời kêu gọi Hội Quốc Liên, ngày 30/8/1926. Người
đã viết: “Đó là một dân tộc được thành lập trên cơ sở thống nhất ngôn ngữ, tôn
giáo, chủng tộc, phong tục. Cuối cùng, theo lời thừa nhận của chính những nhân
2
vật Pháp, từ thời viễn cổ, người Việt Nam đã có một văn hóa đạo đức cao” .
Kể từ khi thành lập nước Việt Nam mới, các phát biểu về văn hóa của Chủ
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 3, tr. 431.
2. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2002, tr. 392.
647