Page 650 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 650

tịch Hồ Chí Minh ngày càng được cụ thể hóa. Người khẳng định từ năm 1945:
                      “Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến
                      thiết rồi văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được”... “trong

                      công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề phải chú ý đến cùng, phải coi trọng
                                                                          1
                      ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa” , đây là quan điểm thể hiện sự
                      phát triển toàn diện của xã hội mới với năm điểm lớn xây dựng nền văn hóa dân
                      tộc: “1) Xây dựng tâm lý: lý cách, tinh thần độc lập tự cường; 2) Xây dựng luân
                      lý:  biết  hy  sinh  mình,  làm  lợi  cho  quần  chúng;  3)  Xây  dựng  xã  hội:  mọi  sự
                      nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội; 4) Xây dựng chính
                                                             2
                      trị: dân quyền; 5) Xây dựng kinh tế” .
                            Ngày 24/11/1946, trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc,
                                                                                                      3
                      Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” .
                            Ngày 11/2/1960, tại Hội nghị đại biểu những người tích cực trong phong
                      trào văn hóa quần chúng, Bác khẳng định: “Văn hóa phải gắn liền với lao động
                                4
                      sản xuất” . Nền văn hóa mới phải khác với nền văn hóa thời trước, nhà thơ thời
                      trước ngâm vịnh nhàn nhã, nhà thơ hiện nay - người nghệ sĩ cũng là chiến sĩ,
                      nhà thơ cũng phải biết “xung phong”, vì “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt
                                                                      5
                      trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” .
                                                                                                6
                            Theo quan điểm văn hóa và phân loại về văn hóa của UNESCO , chúng ta
                      thấy rằng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện ở hai cấp độ gắn với
                      văn hóa vật chất / vật thể và văn hóa tinh thần / phi vật thể.
                            Ở phương diện văn hóa vật thể, “những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày
                      về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng” được coi là văn hóa.
                            Ở phương diện văn hóa phi vật thể, văn hóa tinh thần, “sáng tạo và phát
                      minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,

                      nghệ thuật” được coi là văn hóa.
                            Hai  phương  diện  văn  hóa  vật  thể  và  văn  hóa  phi  vật  thể đều thể hiện
                      những sáng tạo và tạo ra giá trị của con người trong quá trình lịch sử thông
                      qua  lao  động  nhằm  đáp  ứng  “lẽ  sinh  tồn”,  và  cũng  là  “mục  đích  của  cuộc

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh, Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1981, tr. 345.
                            2. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh về văn hóa, Hà Nội, 1997, tr. 10.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr. 246-247.
                            4. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh về văn hóa, Sđd, tr. 15.
                            5. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh về văn hóa, Sđd, tr. 13, 14.
                            6. Trong Tuyên bố toàn cầu của UNESCO về đa dạng văn hóa lần thứ 31 (tháng 11/2001), khái
                      niệm Văn hóa được đưa ra là: “Văn hóa nên được xem là một tập hợp các đặc điểm nổi vật về tinh
                      thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội, và ngoài văn học và nghệ thuật, nó
                      còn bao gồm lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng”
                      (Dẫn theo Phạm Xuân Nam, Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa, một góc nhìn từ
                      Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013, tr. 20).


                                                               648
   645   646   647   648   649   650   651   652   653   654   655