Page 651 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 651

sống” con người.
                            Có thể đánh giá rằng, từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định văn
                      hóa có bản chất là sáng tạo, là phát minh của con người. Con người là chủ thể

                      sáng tạo của văn hóa. Những quan điểm nhất quán về văn hóa của Chủ tịch Hồ
                      Chí Minh được thể hiện trong cả lời nói và hành động của Người như một minh
                      chứng cho phẩm chất của một Nhân cách văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.

                            2.  Nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh

                            Quan điểm về văn hóa và vai trò của văn hóa trong đời sống chính trị, kinh
                      tế, xã hội, đã được quán xuyến và thể hiện cụ thể trong mỗi lời nói, hành động
                      của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách nhất quán.
                            Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời phỏng vấn của các nhà báo nước
                      ngoài, ngay tại thời điểm năm 1946, về quan điểm cuộc đời: “Tôi tuyệt nhiên
                      không ham công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì
                      đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh
                      lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui
                      lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước
                      ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có

                      cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho
                      nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các
                                                                                               1
                      cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi” .
                            Kể từ đó đến khi hết hoàn thành nhiệm vụ trên trần gian, Chủ tịch Hồ Chí
                      Minh đã luôn nỗ lực hết sức cho việc hiện thực hóa “ham muốn tột bậc” của
                      Người, nguyện cống hiến vì dân vì nước.
                            Sự thực là, ngay từ khi còn rất trẻ, gắn với cuộc bôn ba hải ngoại, người
                      thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã không ngừng nỗ lực, học hỏi những ngôn ngữ
                      mới. Dùng công cụ ngoại ngữ để nâng cao tri thức, để viết báo, để tìm tòi con

                      đường đem lại hòa bình ấm no cho các dân tộc đang bị áp bức trên thế giới. Cả
                      cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện thành công xuất sắc trong tư cách
                      một nhà báo với hàng ngàn trang viết được công bố. Sau này, Toàn tập của tác
                      giả Hồ Chí Minh được xuất bản là một tập đại thành của cây bút sắc sảo đã dùng
                      công cụ ngôn ngữ - chữ viết để chuyển tải những tiến bộ, nhân văn của nhân
                      loại, của dân tộc đến với quần chúng nhân dân.
                            Tinh thần nhân văn cao cả, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc và
                      chủ động tiếp thu văn minh nhân loại, có niềm tin nhân quả, thiện thắng ác qua


                      __________
                            1. Người đã cho công bố nội dung câu trả lời này trên Báo Cứu quốc ngày 21/1/1946. Dẫn lại từ
                      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t. 4, tr. 161-162. Câu nói làm sao cho nước
                      ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
                      được học hành gần như được nhắc lại nguyên vẹn trong Di chúc năm 1969 của Người.


                                                               649
   646   647   648   649   650   651   652   653   654   655   656