Page 655 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 655
những người tư tế nào. Những người già trong các gia đình hay các già bản là
1
những người thực hiện những nghi lễ tưởng niệm” .
Năm 1940, khi hoạt động ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, với bí danh Ông
Trần, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm chủ lễ cầu hồn ở đền thờ Tam phủ công
đồng “một cách hoàn hảo không khác gì một người thầy chuyên nghiệp mà còn
thổi luồng luồng sinh khí giác ngộ cách mạng vào tâm hồn, khối óc cho quần
2
chúng nhân dân” . Chủ tịch Hồ Chí Minh làm văn tế, viết sớ, tụng kinh, chạy
đàn, có các “đồ lề” chuyên nghiệp của các ông mo, thầy cúng, thày tào trong
thời gian hoạt động cách mạng ở miền núi phía Bắc chứng tỏ “quá trình chuẩn bị
chu đáo đến từng chi tiết, cộng với sự thông minh nhanh nhạy trong ứng xử đã
3
đem lại an toàn cho chuyến đi” . Thời gian ở Việt Bắc, Bác đã dặn dò cách chọn
địa điểm sao cho an toàn, sống gần dân mà không gần đường, dễ rút lui khi có
địch, v.v.. Những kinh nghiệm sống đó vừa mang tính đời thường, vừa mang
tính nhân văn sâu sắc khi ý thức được giá trị của di sản văn hóa dân tộc cần cải
biến để thích ứng với những hoàn cảnh đặc biệt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương giương cao ngọn cờ đoàn kết, “Phải
đoàn kết chặt chẽ không phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáo. Đoàn kết tức là
4
lực lượng, chia rẽ là yếu hèn” . Từ năm 1941, trong 10 chính sách của Việt
Minh có nội dung:
Hội hè, tín ngưỡng, báo chương
5
Họp hành, đi lại có quyền tự do .
Thông qua những ví dụ rất sơ lược nêu trên, có thể thấy rõ những ứng xử
văn hóa mà qua đó thấy rõ những ảnh hưởng rõ nét của văn hóa phương Đông
do tiếp thu chữ Hán, văn hóa Trung Hoa, văn hóa Phật giáo, văn hóa của các
nước Đông Á và Đông Nam Á. Đồng thời, vì được tiếp xúc với văn minh
phương Tây, với khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái của cách mạng tư sản
Pháp, ánh sáng tư tưởng Mác, Lênin mà chúng ta thấy rõ là đã kết hợp nhuần
nhuyễn trong lời nói và việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sử dụng văn hóa
như một nền tảng thể hiện bản sắc dân tộc Việt Nam hướng tới xây dựng nền
văn hóa có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng.
Bằng trải nghiệm văn hóa từ khi ra đời đến khi “về với thế giới người
hiền”, những đóng góp về phương diện văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 1, tr. 479.
2. Phạm Lan Oanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tín ngưỡng dân gian, Tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, số 5, 2003, tr. 16-17.
3. Vũ Ngọc Khánh, Minh triết Hồ Chí Minh, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999, tr. 457-458.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr. 170.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr. 205.
653