Page 652 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 652
nguyện vọng làm học trò nhỏ của các vĩ nhân đã thể hiện trong Những mẩu
chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (năm 1949), có đoạn: “Học thuyết
Khổng Tử có cái hay là sự tu dưỡng đạo đức; tôn giáo Giêxu có cái hay là lòng
bác ái. Chủ nghĩa Mác có cái hay là phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa Tôn
Dật Tiên có cái hay là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước chúng
tôi… Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của họ. Tôi chính là tôi ngày trước:
1
một người yêu nước” .
Thực vậy, trong cuộc sống thường ngày, tác phong sinh hoạt giản dị gắn
với các nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù lúc khó khăn
kháng chiến, hay khi về Thủ đô Hà Nội đều toát ra phong thái giản dị, khiêm
nhường.
Tức cảnh Pác Bó được Bác Hồ viết vào tháng 2/1941. Bài thơ thể hiện tình
yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái
ung dung của Bác dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Nơi ở là
trong hang núi, ngoài suối đầy nguy hiểm. Thức ăn là những cỏ cây mọc dại hái
vào nấu thành bữa ăn “cháo bẹ”, “rau măng”. (Sau này, Bác phát động Hũ gạo
kháng chiến, tự Người cũng cắt giảm khẩu phần để thực hiện phong trào). Làm
việc đại sự của cách mạng với điều kiện đơn sơ, giản dị, bàn làm việc là những
phiến đá to trong hang… Tuy thiếu thốn, khó khăn nhưng thể hiện sự hòa hợp
với thiên nhiên và phong thái ung dung, tự tại của Bác, thể hiện tinh thần lạc
quan cách mạng.
Nhân dịp Tết Dương lịch năm 1946, nhà thơ Hằng Phương đã tới Phủ
Chủ tịch biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh gói cam và một bài thơ. Sau đó, bài thơ
Cảm ơn người tặng cam của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo Tiếng gọi
phụ nữ - Cơ quan tuyên truyền của Phụ nữ cứu quốc, số 11 ra ngày 8/1/1946,
như một ứng xử văn hóa cao:
“Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây!
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai”.
Theo thống kê của Bảo tàng Hồ Chí Minh, có 292 di tích và địa điểm lưu
niệm về Bác Hồ trên địa bàn Hà Nội (Hà Nội: 183 di tích và Hà Tây (cũ): 109 di
tích), trong đó có 23 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, 269 là nơi ghi lại kỷ
niệm Người đến thăm hỏi, nói chuyện với đồng bào đang làm việc trên đồng
ruộng, công trường, nhà máy, trường học, bộ đội trực chiến... hoặc chúc Tết,
phát động trồng cây nhân dịp đầu năm mới.
Nhà sàn Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Phủ Chủ tịch được xây dựng
năm 1958, là nơi ở và làm việc của Người gồm tầng trên là nơi ở và phòng làm
__________
1. Dẫn lại từ Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Sđd, tr. 429-430.
650