Page 654 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 654
Trong các phương diện của đời sống tinh thần, đối với giới văn nghệ sĩ -
với quan điểm Nghệ sĩ cũng là Chiến sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những
ứng cử thân tình như những người đồng nghiệp. Bác đã từng làm thợ ảnh, viết
truyện ngắn, viết kịch (Con rồng tre). Bác làm diễn viên, sắm vai trong vở kịch
đả kích thực dân mà thời gian ra sân khấu không đầy một phút với “thù lao”
1
một cốc cà phê . Bác gặp gỡ các văn nghệ sĩ nổi danh châu Âu như nghệ sĩ hài
Chaplin. Bác thích kịch cổ điển của Pháp, Anh, Ý, kịch Shakespeare. Khi về
nước, Bác yêu thích nghệ thuật sân khấu dân tộc, dành thời gian tiếp xúc, thăm
hỏi các nghệ sĩ. “Hầu như không có một nghệ sĩ nổi tiếng nào không được gặp
2
Bác ít nhất là một lần” .
Bác Hồ đóng phim, “Bác đóng rất tự nhiên, nhập vai tốt hơn cả các diễn
3
viên” , nhờ đó bộ phim Việt Nam chống Mỹ do Đảng Cộng sản Nhật Bản tổ
chức quay ở Việt Nam đã hoàn thành đúng thời hạn, được cống chiếu ở Nhật
và được giải cao trong liên hoan phim tài liệu ở Đức trước khi Người mất
khoảng 3 tháng.
Vào dịp Tết Nguyên đán, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thơ mừng Xuân, thơ
4
chúc Tết qua đó nêu phương hướng hành động và động viên khích lệ đồng bào
một cách thiết thực, hiệu quả. Dịp đầu năm mới cũng là thời điểm nhân dân cả
nước đều háo hức mong chờ thời khắc giao thừa để nghe lời thơ Chủ tịch Hồ
Chí Minh vừa là vị lãnh tụ, vừa là một nhà thơ thông qua nghệ thuật ngôn từ,
chuyển tải các biểu đạt văn hóa đến người dân.
Cùng với việc quan tâm khuyến khích sáng tạo văn hóa nghệ thuật, Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng rất biện chứng khi nhìn nhận những hạn chế của văn hóa
để từ đó có thái độ đúng đắn và trách nhiệm hơn cho các văn nghệ sĩ. Năm 1958,
nói chuyện với các cán bộ văn hóa, Người dặn rằng: “Nói là khôi phục vốn cũ,
thì nên khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra.... cái gì tốt
5
thì ta nên khôi phục và phát triển, còn cái gì xấu thì ta phải bỏ đi” .
Khía cạnh khác nữa là văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh cũng thể hiện
rất rõ tình yêu quê hương xứ sở, gắn bó với hồn thiêng sông núi, gắn bó với đời
sống của con người. Trên báo Ogoniok (Liên Xô) năm 1923, Người viết: “Người
An Nam không có linh mục, không có tôn giáo theo cách nghĩ của châu Âu.
Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là một hiện tượng xã hội. Chúng tôi không có
__________
1. Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ, văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, t.1,
tr.260.
2. Bác Hồ với nghệ thuật sân khấu, Viện Sân khấu, Hà Nội, 1990, tr. 13.
3. Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ, văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh, Sđd, t.1, tr. 271.
4. Xem Thơ Hồ Chí Minh, Nxb. Nghệ An, 1998. Gồm thơ chữ Hán và thơ quốc ngữ. Các bài
thơ Mừng Xuân, Chúc tết vào các năm 1942, 1946, 1947, 1948, 1949, 1950, 1951, 1952, 1953, 1954,
1956, 1959, 1960, 1961,1962, 1963, 1964, 1965, 1966, 1967, 1968, 1969.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, t. 8, tr. 196-197.
652