Page 22 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 22
tháng 1/1951). Hằng ngày, Đờlát và Xalăng thay nhau bay đi bay về
như con thoi giữa Vĩnh Yên và Hà Nội. Việc Tổng Chỉ huy trực tiếp
có mặt ở nơi có tiếng súng là chuyện hiếm thấy ở các vị tổng chỉ huy
trước Đờlát. Thế mà hai viên tướng này có ngày (như ngày 15/1)
đi về tới ba lần. Rồi hàng chục tiểu đoàn được cấp tốc điều đến cứu
viện. Tướng Baiip (Baillif, chỉ huy phó chiến trường Nam Bộ) được
lệnh ra ngay miền Bắc để trực tiếp điều hành cuộc chiến ở Vĩnh
Yên. Trên một vùng trung du nhỏ hẹp như vậy mà Pháp tiến hành
tới 250 phi vụ oanh tạc, có ngày máy bay ném bom xuất kích tới
80 lần/chiếc, pháo binh Pháp đã bắn 50.000 viên đại bác 105 mm,
200.000 viên 75 mm. Lần đầu tiên bom cháy (napalm) được đem ra
sử dụng. Nhưng rồi, như sau này Tướng Xalăng viết trong hồi ký,
Đờlát đã phải thú nhận với phó tướng rằng ông ta lo lắng về số
thương vong quá nhiều của quân Pháp và Âu - Phi ở Vĩnh Yên,
rằng trận Vĩnh Yên để lại nhiều vấn đề quan trọng, rất đáng học
tập, không thể xem nhẹ. Còn Xalăng thì đánh giá sự kiện Vĩnh
Yên cho thấy “quân đội Việt Minh đại diện cho một sức mạnh mà
chúng ta (Pháp) không thể coi thường. Tất cả chiến binh của họ
được giáo dục tốt tới mức có một tinh thần chiến đấu kỳ lạ. Điều đó
đã gây ấn tượng sâu sắc và ảnh hưởng lớn đến tinh thần lính Bắc
Phi. Chính tướng quân (tức Đờlát) cũng bị kích động bởi nhiệt tình
chiến đấu, lối đánh thông minh của người lính Việt Minh trong
tiến công cả ban ngày và ban đêm, v.v..”.
Cuộc đọ sức thứ hai diễn ra hai tháng sau, trên hướng đường 18
và vùng duyên hải Đông Bắc. Ông Giáp mở Chiến dịch Hoàng Hoa
Thám đúng dịp Đờlát đang về Pháp cầu viện. Được tin “vùng mỏ
bùng cháy”, Đờlát vội rời Pari lật đật lên đường để có mặt ở Hà Nội
tối 26/3 rồi lao xuống Hải Phòng trực tiếp điều binh khiển tướng đối
phó với cuộc tiến công đang lan rộng của đối phương. Đô đốc Oóctôli
(Ortoli) được cấp tốc gọi đến. Mọi phương tiện hỏa lực, kể cả pháo
của hải quân và thủy đội xung kích đều được huy động để cứu nguy
20