Page 23 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 23
cho Mạo Khê, Bí Chợ, Tràng Bạch... Thêm một điều bất ngờ đối với
Đờlát là chỉ hai tháng sau, ông Giáp lại mở chiến dịch mới ở hướng
Hà Nam Ninh (Chiến dịch Quang Trung) và trong cuộc đọ sức thứ
ba này, nỗi đau không gì hàn gắn được đối với Tướng Đờlát là đứa
con duy nhất và cuối cùng của dòng họ là Bécna Đờlát (Bernard
Delattre, 23 tuổi) đã bị chết trong trận đánh ở mỏm núi Thúy (Gối
Hạc) ngày 30/5. Theo nhận xét của Xalăng, sau khi đưa xác con về
Pháp rồi trở lại chiến trường, Tổng Chỉ huy suy sụp cả về tinh thần
và thể chất, nhất là khi bệnh ung thư tái phát.
Đến cuối năm 1951, việc xây dựng cơ sở vật chất của kế
hoạch chiến lược của Đờlát về cơ bản đã hoàn thành. 28 trong
tổng số 45 tiểu đoàn quân đội tay sai đã được xây dựng và bước
đầu được tổ chức thành 4 sư đoàn, do sĩ quan Pháp chỉ huy.
Quân Pháp và Âu - Phi dần dần được tổ chức thành 7 GM và
1
trở thành lực lượng chủ yếu được Đờlát tung ra để đối phó với
các chiến dịch tiến công xuân - hè của đối phương. Phòng tuyến
boongke đã hình thành về cơ bản, với trên 80 vị trí (khoảng 800
lô cốt) kéo dài từ Tiên Yên - Móng Cái lên Việt Trì - Sơn Tây rồi
quặt xuống Ninh Bình - Phát Diệm. 25 tiểu đoàn Âu - Phi bị
chôn chân ở đây cùng với rất nhiều trang bị kỹ thuật để bảo vệ
phòng tuyến. Hàng loạt cuộc hành binh càn quét quy mô lớn
thường xuyên diễn ra bên trong phòng tuyến, nhằm “quét sạch
những chấm đỏ, ổn định hậu phương”. Mọi thủ đoạn dã man tàn
ác đã diễn ra trong những cuộc càn quét này: đốt phá thóc lúa,
bắn giết trâu bò, phá hoại nông cụ, tàn sát nhân dân và đặc biệt
là bắt lính để phát triển quân đội tay sai.
Bước sang tháng 11/1951, mặc dù kế hoạch chiến lược chưa
thật mười phần hoàn tất, nhưng Pari thúc giục Tổng Chỉ huy Pháp
phải ra quân để giành lại quyền chủ động chiến lược từ tay ông Giáp.
______________
1. GM: Chữ viết tắt của từ Groupement mobile (binh đoàn cơ động -
tương đương một trung đoàn tăng cường).
21