Page 382 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 382
hội - chính trị theo hướng khuynh tả và cấp tiến cũng giành thế áp đảo. Nguyễn
Ái Quốc không những không đứng ngoài các phong trào này mà còn dấn thân
vào trong đó, và nhờ thế, Người đã tự thay đổi từ trong cả suy nghĩ, hành động
và tình cảm.
Yếu tố thứ tư cũng trực tiếp ảnh hưởng đến hành trình tư tưởng - chính trị
của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc chính là cuộc Hội nghị hòa bình
Versailles (18/1/1919 đến 20/1/1920). Đây là cuộc hội nghị của các nước thắng
trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm kiến tạo một trật tự thế giới mới,
duy trì nền hòa bình thế giới lâu dài. Trong khi cuộc chiến còn đang tiếp diễn,
thực dân Pháp cũng như nhiều cường quốc phương Tây khác không ngớt đưa ra
bao nhiêu lời hứa hẹn bùi tai để vỗ về và huy động nhân tài vật lực của các xứ
thuộc địa, đem dốc vào cuộc binh lửa nhằm bảo vệ “mẫu quốc”. Vì vậy, khi
chiến tranh kết thúc cũng là lúc nhân dân các xứ thuộc địa tràn trề hy vọng ở
những cải cách tiến bộ mà các “mẫu quốc” hứa hẹn. Đã vậy, Tổng thống Mỹ
Woodrow Wilson còn làm cho toàn thế giới bị mê hoặc bởi bản tuyên bố”14
1
điểm”, trong đó đề cao “quyền tự quyết” của tất cả mọi dân tộc . “Bởi thế,
“Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất vừa kết thúc, Paris đã trở thành
trung tâm cổ động mang tầm cỡ toàn thế giới của các nhóm chống thực dân”;
“Ngay đầu mùa hè, một số tổ chức dân tộc chủ nghĩa với tổng hành dinh ở Paris
2
đã công bố các bản yêu sách của mình” . Chính trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái
Quốc đã xuất hiện, với danh nghĩa là người thay mặt cho Hội những người An
Nam yêu nước, đưa đến Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson và các đoàn đại biểu
dự Hội nghị hòa bình Versailles bản yêu sách 8 điểm nổi tiếng Revendications
du peuple annamite vào ngày 18/6/1919.
Bản yêu sách đó cùng với tất cả các bản yêu sách của nhân dân các xứ
thuộc địa khác đều không được xem xét đến tại Hội nghị Versailles, tuy nhiên,
chính là với bản yêu sách này, mà, như sẽ được nói rõ hơn ở phần sau, Nguyễn
Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã tiến một bước dài trên hành trình từ lập trường
yêu nước đến lập trường cách mạng vô sản.
Điều kiện lịch sử của Paris nói riêng và nước Pháp nói chung cũng ảnh
hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hành trình tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.
Trong xu thế chung cấp tiến hóa thiên tả (leftist radicalization) của Tây Âu,
Paris đã trở thành nơi hội tụ và đặt “tổng hành dinh” của rất nhiều loại hình tổ
chức cách mạng, cấp tiến đủ mọi xu hướng, tiêu biểu cho chính trường nước
Pháp, Tây Âu và toàn thế giới, kể cả các xứ thuộc địa ở Á, Phi và Mỹ Latinh.
Dựa trên việc khảo cứu tài liệu lưu trữ và báo chí đương thời, sử gia người Mỹ
William J. Duiker cho biết: “Thủ đô nước Pháp có đầy đủ các điều kiện để trở
__________
1. Duiker William J., Ho Chi Minh - A Life, Nxb. Hyperion, New York, 2000, tr. 58.
2. Duiker William J., Ho Chi Minh - A Life, Sđd, tr. 58.
380