Page 383 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 383

thành “cái lò ấp” chính trị và văn hóa của thế giới phương Tây”; “Dọc bờ tả
                      ngạn (sông Seine), trí thức và sinh viên Pháp cũng như toàn thế giới tụ họp nhau
                      trong các quán café và nhà hàng, cùng thảo luận các vấn đề chính trị và lên kế
                                                         1
                      hoạch cho các cuộc cách mạng” . Ngay khi từ Anh quay trở về Paris, Nguyễn
                      Tất Thành đã tham gia ngay vào các sinh hoạt chính trị sôi động đó. Chính trong
                      môi trường chính trị và văn hóa sôi động, cấp tiến như thế Người đã đạt được
                      những bước tiến bộ nhanh chóng, có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện thực
                      tiễn và lý luận để cuối cùng trở thành một đảng viên cộng sản.
                            Tình hình phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế
                      giới thứ I cũng là yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến hành trình tư tưởng -
                      chính trị của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc. Trong khi nước Pháp bị
                      cuốn vào cuộc đại chiến thế giới, nhiều nhóm người Việt Nam yêu nước đã phán
                      đoán cơ hội giải phóng dân tộc sẽ đến gần. Họ cùng chia sẻ hy vọng nước Đức
                      sẽ một lần nữa đánh bại nước Pháp như hồi cuối thế kỷ XIX. Vì vậy, dù ở trong
                      tù ngục, Phan Bội Châu vẫn chỉ đạo các đồng chí của cụ tìm cách liên lạc với

                      Lãnh sự quán Đức ở Thiên Tân (Trung Quốc) và Đại sứ quán Đức ở Bangkok
                                                                        2
                      (Thái Lan) để cầu viện và chuẩn bị khởi nghĩa . Ở Paris, dường như Phan Châu
                      Trinh, Phan Văn Trường và một số người khác cũng tìm cách liên lạc với nước
                      Đức. Tuy nhiên, kết cục của cuộc chiến đã khiến cho những nhóm người Việt
                      Nam yêu nước thất vọng sâu sắc: nước Pháp đã cùng phe Hiệp ước đánh bại
                      Đức và phe Trung tâm. Trong tình hình đó, dù tiếng súng khởi nghĩa ở Thái
                      Nguyên vẫn nổ vang thì phong trào yêu nước đã bị rơi vào thế bế tắc, khủng
                      hoảng trầm trọng. Con người cả quyết, kiên cường như Phan Bội Châu cũng ngã
                      lòng, khi công bố hai tác phẩm Pháp - Việt đề huề chính kiến thư và Dư cửu
                      niên lai sở trì chủ nghĩa. Còn ở Pháp, sau khi được thả ra khỏi nhà lao, Phan

                      Châu Trinh càng kiên trì với chủ trương bất bạo động, phản đối ôn hòa và ỷ
                      Pháp cầu tiến. Tình hình trên, nhìn qua có vẻ bất lợi cho Nguyễn Tất Thành và
                      những người Việt Nam yêu nước trẻ tuổi, hăng hái và cấp tiến. Song, xem xét kỹ
                      thì rõ ràng một cuộc “bàn giao thế hệ” lãnh đạo phong trào yêu nước Việt Nam
                      đang đi đến độ chín mùi.
                            Cùng với đó, một yếu tố khác mới xuất hiện, cũng đóng vai trò quan trọng:
                      ở trong nước - đó là sự lớn mạnh của giai cấp công nhân, từ khoảng trên 5,1
                      vạn người trước Chiến tranh thế giới thứ nhất tăng lên trên 22 vạn người trong
                      những  năm  sau  chiến  tranh.  Riêng  ở  Pháp,  trước  chiến  tranh  số  người  Việt
                      Nam ở Pháp chỉ khoảng trên dưới 100 người, nhưng sau chiến tranh, con số
                      này lên đến khoảng 50.000 người, phần lớn tập trung ở Paris và một số thành


                      __________
                            1. Duiker William J., Ho Chi Minh – A Life, Sđd, tr. 56.
                            2. Phạm Hồng Tung, Tìm hiểu vị trí của nước Đức trong bối cảnh của phong trào yêu nước Việt
                      Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, in trong: Nghiên cứu châu Âu, số 1, 1999, tr. 3-13.


                                                               381
   378   379   380   381   382   383   384   385   386   387   388