Page 384 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 384
phố lớn, như La Havre, Marseilles, v.v... Đa số họ là nhân dân lao động nghèo
khổ, bị huy động đưa sang “mẫu quốc” làm lính thợ. Hàng trăm người khác là
học sinh, sinh viên. Đây chính là mảnh đất màu mỡ để gieo mầm cho những tư
tưởng, chiến lược và sách lược mới, và cũng là nơi Nguyễn Tất Thành -
Nguyễn Ái Quốc gắn bó, dấn thân hoạt động.
3. Hai phương diện chính của hành trình đến với chủ nghĩa cộng sản
của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc
3.1. Hoạt động thực tiễn
Dấn thân tích cực vào hoạt động tực tiễn là một đặc điểm cơ bản, nổi bật
nhất của toàn bộ quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn
Ái Quốc. Vừa lao động kiếm sống bằng chính sức lực của mình, vừa tìm hiểu,
đúc rút kinh nghiệm, rồi vận dụng kinh nghiệm làm cho thực tiễn biến đổi - đó
là cách thức hoạt động thực tiễn của Người ngay từ khi rời bến cảng năm 1911
cho đến khi trở thành người đảng viên cộng sản. Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung
khảo cứu về hoạt động thực tiễn của Người ở Paris từ cuối năm 1917 đến cuối
năm 1920, trên ba loại hình hoạt động chính: lao động kiếm sống; tham gia các
hoạt động xã hội - chính trị ở Pháp; tham gia hoạt động trong phong trào yêu
nước và cách mạng Việt Nam.
Về công việc lao động kiếm sống của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc
trong thời gian từ cuối năm 1917 đến cuối năm 1920, theo như chính Người cho
biết thì: “Tôi đi làm thuê ở Pari, khi thì làm cho một cửa hàng phóng đại ảnh,
1
khi thì vẽ “đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa” (do một xưởng của người Pháp làm ra!)” .
Thông tin này là hoàn toàn chính xác, được những nguồn tài liệu độc lập khác,
như báo cáo của những viên mật thám theo dõi Nguyễn Ái Quốc hồi đó xác
2
nhận . Cuộc sống lao động chân tay vất vả đã trở nên quen thuộc với Người từ
khi quyết định ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, bằng nghề phụ
bếp trên con tàu Amiral Latouche-Tréville. Mấy điểm cần nhấn mạnh ở đây là:
Với cuộc sống lao động vất vả đó, Nguyễn Ái Quốc đã tự giác “vô sản hóa”,
thực sự trải nghiệm cuộc đời lao động của giới cần lao. Thứ hai, mục đích tham
gia lao động của của Người không chỉ là kiếm sống, trang trải cho những nhu
cầu sinh hoạt tối thiểu của bản thân, mà còn nhằm kiếm tiền phục vụ cho công
việc học, tập, nghiên cứu và tuyên truyền cách mạng. Viên mật thám theo dõi
Nguyễn Ái Quốc cho biết: Nguyễn đã dành dụm được, vào đầu tháng 3 năm
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 126.
2. Duiker cho biết: khi mới từ Anh sang Pháp, do chưa có giấy phép lao động nên Nguyễn Tất
Thành phải làm nhiều việc khác nhau để đảm bảo cuộc sống, như: bán món ăn Việt Nam, làm nến, v.v..
Xem: Duiker William J., Ho Chi Minh - A Life, Sđd, tr. 56.
382