Page 385 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 385

1
                      1920, khoảng 300 francs cho việc tự mình xuất bản một cuốn sách do ông viết .
                            Loại hình hoạt động thực tiễn thứ hai mà Nguyễn Ái Quốc dấn thân tham
                      gia rất tích cực là các hoạt động chính trị - xã hội ở châu Âu, nước Pháp, đặc

                      biệt là ở Paris. Đây là một sự khác biệt rất lớn, rất căn bản giữa Nguyễn Ái
                      Quốc và tuyệt đại đa số những người Việt Nam ở Pháp khi đó. Ngay khi vừa
                      đến Paris, Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến và tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ,
                      như đã nói ở trên - đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Paris. Người kể lại: “Tôi
                      dự rất đều các cuộc họp một tuần hai hoặc ba lần. Tôi chăm chú nghe những
                                               2
                      người phát biểu ý kiến” . Một trong những câu lạc bộ chính trị mà chàng trai trẻ
                      Nguyễn  Tất Thành tham gia đầu tiên, ngay  khi vừa “chân ướt chân ráo” đến
                      Paris là Club du Faubourg, một câu lạc bộ của Đảng Xã hội Pháp do Léo Poldès
                      thành lập, ở ngay gần đồi Montmarrtre, nơi Người tìm được chỗ tạm trú trong
                      một khách sạn nhỏ, bình dị. Boris Souvarine - người đã giới thiệu Nguyễn Tất
                      Thành tham gia câu lạc bộ nói trên nhớ lại hình ảnh và thái độ của ông Nguyễn
                      hồi đó như sau: “đó là một chàng trai trẻ cực kỳ dè dặt, thậm chí hơi nhút nhát,

                      rất lịch thiệp và khao khát học hỏi. Anh rụt rè đến mức những thành viên khác
                                                                                         3
                      trong câu lạc bộ gọi đùa anh là “chàng câm đồi Montmarrtre” . Léo Poldès đặc
                      biệt ấn tượng với đôi mắt rực sáng của chàng trai trẻ và tinh thần ham học hỏi
                      của anh. Ông nhận ra đằng sau vẻ ngoài rất lịch thiệp, nhã nhặn, có vẻ rụt rè của
                      anh là nghị lực phi thường. Poldès động viên Nguyễn Tất Thành lên tiếng, tham
                      gia thảo luận. Trong lần phát biểu đầu tiên, ông Nguyễn đã nói về nỗi khổ cực
                      của đồng bào mình dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Ông hồi hộp và xúc
                      động đến nỗi có lúc lắp bắp, nói không nên lời. Nhưng mọi người đã động viên
                      ông bằng những tràng hoan hô kéo dài. Sau đó, Nguyễn Tất Thành tự tin hơn,
                      tham gia ngày càng tích cực hơn và các cuộc thảo luận. Chính nhờ tham gia tích

                      cực trong các câu lạc bộ cấp tiến và các cuộc hội họp của Đảng Xã hội Pháp mà
                      Nguyễn Tất Thành đã gặp và kết bạn thân thiết với những nhà hoạt động nổi
                      tiếng,  những  văn  sĩ  lừng  danh,  như  Paul  Louis,  Jacques  Doriot  và  Henri
                                4
                      Barbusse .
                            Mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động, nhất là tham gia vào các tổ chức công
                      đoàn và phong trào công nhân Pháp ở Paris, Nguyễn Tất Thành ngày càng có
                      dịp gặp gỡ với nhiều nhân vật có uy tín lớn trong Đảng Xã hội Pháp nói riêng và
                      trên chính trường nước Pháp nói chung. Theo William J. Duiker thì đến cuối

                      __________
                            1. Bản ghi chép số 6 của viên mật thám có bí danh là Jean từ ngày 9 đến 16 tháng 3/1920.
                      Carton 364, Trung tâm Lưu trữ Pháp quốc hải ngoại, Aix-en-Provence (CAOM). Xem Duiker William
                      J., Ho Chi Minh - A Life, Sđd, tr.67.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 126.
                            3. Souvarine, Boris, De Nguyen Ai Quoc en Ho Chi Minh, in trong: Est et Ouest, Paris, tháng 3,
                      1976, tr. 1-15;  Duiker, William J., Ho Chi Minh – A Life, Sđd, tr. 55.
                            4. Duiker, William J., Ho Chi Minh – A Life, Sđd, tr. 55.


                                                               383
   380   381   382   383   384   385   386   387   388   389   390