Page 386 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 386
năm 1918 Nguyễn Ái Quốc đã trở thành bạn thân thiết với các chính khách nổi
tiếng như Marcel Cachin, Paul Vaillant-Couturier, Léon Blum, Edouard Herriot
và Jean Longuet (con rể Karl Marx). Tuy vậy, phải đến cuối tháng 6 năm 1919,
sau khi đưa bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị hòa bình Versailles, Nguyễn Ái
1
Quốc mới chính thức trở thành một đảng viên của Đảng Xã hội Pháp . Sau này,
Hồ Chí Minh cho biết: “Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các
“ông bà” ấy - (hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế) - đã tỏ đồng tình với
tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như đảng là gì, công đoàn
2
là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa biết” .
Với tinh thần cầu thị, ham học hỏi, lại luôn luôn gắn chặt việc tìm hiểu lý
luận với việc tổng kết, đối chiếu với kinh nghiệm thực tiễn đã đúc rút được trong
thời gian bôn ba khắp các châu lục, nhận thức của Nguyễn Ái Quốc trưởng
thành rất nhanh chóng. Người cũng tham gia tích cực vào các hoạt động Tổng
Liên đoàn Lao động và Liên đoàn quyền dân sự Pháp (Ligue des Droits de
l’Homme), v.v… Thông qua hoạt động thực tiễn, Người còn học hỏi được rất
nhiều điều bổ ích, từ cách thức tổ chức một chính đảng từ cấp cơ sở (chi bộ) cho
tới cấp trung ương; kỹ năng tranh biện, diễn thuyết chính trị. Từ một người rụt
rè, hồi hộp, lắp bắp trình bày ý nghĩ còn rời rạc của mình trong những buổi sinh
hoạt câu lạc bộ hồi cuối năm 1917, đến giữa năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã trở
thành một nhà hùng biện thực sự. Người tham gia vào các diễn đàn, tranh luận
và thường xuyên được mời phát biểu nhiều lần, và được công chúng hoan hô
nhiệt liệt. Cũng trong thời gian đó, Nguyễn Ái Quốc còn học hỏi và rèn luyện
được cho mình kỹ năng tuyên truyền, đặc biệt là thông qua truyền đơn và báo
chí. Với sự giúp đỡ của hai người bạn thân, cũng là những nhà báo rất nổi tiếng
là Gaston Monmousseau và Jean Longuet, Nguyễn Ái Quốc đã tập viết báo bằng
tiếng Pháp. Sau nhiều nỗ lực, bài báo đầu tiên của Người với tiêu đề La question
indigène (Vấn đề người bản xứ) đã được in trên tờ L’Humanité số ra vào ngày
2/8/1919. Vốn sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thi thư, nên sau
đó, Nguyễn Ái Quốc đã trưởng thành rất nhanh trong nghề cầm bút. Nguyễn Ái
Quốc viết nhiều bài đăng trên các tờ báo cánh tả ở Paris, tập trung vào việc phản
ánh thực trạng ở Đông Dương và các thuộc địa khác, phê bình gay gắt các chính
sách thông trị và bóc lột của thực dân Pháp. Người khẳng định nhiều lần, rằng
chế độ thực dân Pháp không mang lại cho dân chúng bản xứ bất kỳ cái gì, ngoại
3
trừ sự cùng khổ.
Cuối năm 1919, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu khởi thảo cuốn sách đầu tiên của
mình bằng tiếng Pháp với tiêu đề Les opprimés (Những người bị áp bức). Với sự
__________
1. Duiker William J., Ho Chi Minh - A Life, Sđd, tr. 62.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 126.
3. Duiker William J., Ho Chi Minh - A Life, Sđd, tr. 66.
384