Page 387 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 387

giúp đỡ của nhà hoạt động xã hội Paul Vigné d’Octon, Nguyễn Ái Quốc đã dày
                      công lục tìm trong Thư viện quốc gia Pháp các tài liệu tham khảo có giá trị, miệt
                      mài  tra  cứu  và  biên  soạn,  sửa  chữa  bản  thảo.  Như  đã  nhắc  đến  ở  trên,  đến

                      khoảng giữa tháng 3/1920, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành về cơ bản công trình
                      đầu tay của mình. Nguyễn Ái Quốc cũng lao động quên mình để dành dụm được
                      khoảng 300 francs cho việc xuất bản cuốn sách. Nhưng, một đêm Người trở về
                      nhà sau một ngày dài lao động cực nhọc, bản thảo công trình đã biến mất. Kẻ đã
                      đánh cắp tập bản thảo không thể là ai khác ngoài những viên mật thám đang
                                                 1
                      bám sát Người từng ngày .
                            Rõ ràng là với việc dấn thân vào hoạt động thực tiễn chính trị - xã hội ở
                      Paris  từ  cuối  năm  1917,  Nguyễn  Tất  Thành  -  Nguyễn  Ái  Quốc  đã  có  bước
                      trưởng thành nhanh chóng và toàn diện. Từ một người còn khá xa lạ với hoạt
                      động chính trị, Người đã thực sự trở thành một “nhà cách mạng chuyên nghiệp”
                      có năng lực, uy tín ngày càng được bồi đắp và khẳng định chắc chắn. Đây là
                      những tiền đề quan trọng để Nguyễn Ái Quốc trở thành một lãnh tụ cộng sản khi

                      còn khá trẻ.
                            Loại hình hoạt động thực tiễn thứ ba mà Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái
                      Quốc dấn thân hoạt động chính là trong phong trào yêu nước Việt Nam.
                            Linh hồn của hầu như toàn bộ phong trào yêu nước của cộng đồng người
                      Việt Nam sinh sống ở Pháp, nhất là ngay tại Paris, chính là Phan Châu Trinh và
                      Phan Văn Trường. Đến Paris, Nguyễn Tất Thành được Phan Châu Trinh, che
                      chở, giúp đỡ, vừa tạo điều kiện về nơi làm việc và chỗ ở, vừa giới thiệu Người
                      với  các  nhóm  đồng  bào  yêu  nước  ở  Pháp.  Nhưng,  như  đã  trình  bày  ở  trên,
                      Nguyễn Tất Thành sang Pháp chính là vào lúc toàn bộ phong trào yêu nước Việt
                      Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc. Báo cáo của những viên mật

                      thám theo dõi Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành cho thấy bên trong ngôi
                      nhà của cụ Phan ở Villa des Gobellins đã diễn ra nhiều cuộc thảo luận sôi nổi về
                      hướng đi của phong trào yêu nước Việt Nam. Không ít những cuộc tranh luận đã
                      trở nên gay gắt. Trong khi Nguyễn Tất Thành và một số chiến sĩ yêu nước trẻ
                      tuổi khác như Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền muốn tiến hành một số
                      hoạt động nào đó quyết liệt để thúc đẩy phong trào yêu nước thoát ra khỏi thế bế
                      tắc, thì cụ Phan Châu Trinh lại không đồng ý. Cụ cho rằng ở thời điểm đó, thôi
                      thúc đồng bào làm việc gì đó chống lại chế độ thực dân thì không khác nào hành
                      động tự sát vô nghĩa, bởi trình độ dân trí còn thấp, không có vũ khí trong tay,
                      v.v… Cụ Phan vẫn tiếp tục cố thuyết phục Nguyễn Tất Thành và các chiến sĩ
                      yếu nước trẻ tuổi kiên trì với tư tưởng “ỷ Pháp cầu tiến”. Đáp lại, Nguyễn Tất
                      Thành nói: “Nhưng tại sao hai mươi triệu đồng bào ta lại không thể làm gì đó để

                      buộc chính phủ bảo hộ đối xử với chúng ta như những con người? Chúng ta là

                      __________
                            1. Duiker, William J.:Ho Chi Minh - A Life, Sđd, tr. 67.


                                                               385
   382   383   384   385   386   387   388   389   390   391   392