Page 388 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 388
người, chúng ta phải sống làm người. Bất kỳ ai không muốn đối xử với chúng ta
như đồng loại của họ thì họ chính là kẻ thù của chúng ta. Họ đối với chúng ta là
1
bất cộng đái thiên” .
Mặc dù ý kiến giữa hai thế hệ chiến sĩ yêu nước ngày càng trở nên khác
biệt, song Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường vẫn dành cho Nguyễn Tất Thành,
Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền tình cảm yêu quý và sự chăm sóc, giúp
đỡ tận tình. Về phía mình, ba chàng trai trẻ đều dành cho hai “cụ già” sự kính
trọng chân thành, sâu sắc. Họ được bà con người Việt hồi đó gọi là “Nhóm Ngũ
2
long” - linh hồn và niềm hy vọng của phong trào yêu nước Việt Nam .
Trong số ba người trẻ tuổi, Nguyễn An Ninh dường như tập trung toàn bộ
tâm sức vào việc học tập và nghiên cứu lý luận, trong khi Nguyễn Tất Thành và
Nguyễn Thế Truyền lại dấn thân vào cuộc sống lao động và ra sức hoạt động
trong cộng đồng hàng vạn người Việt Nam đang có mặt ở Paris. Nhờ đó, các
ông hiểu rõ hơn đời sống, tâm tư của các giới đồng bào, tìm cách vận động và
đoàn kết họ lại. Khoảng đầu mùa hè năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đưa ra sáng
kiến thành lập Hội những người An Nam yêu nước (Association des Patriotes
Annamites), thay thế cho Hội đồng bào thân ái do Phan Châu Trinh thành lập
trước đó, với mục đích là để đoàn kết rộng rãi hơn nữa đồng bào ta ở Pháp và
Paris. Ngay lập tức sáng kiến này được cụ Phan Châu Trinh và toàn thể “Nhóm
Ngũ long” ủng hộ. Nguyễn Tất Thành đã trở thành nhân vật tích cực nhất của tổ
chức này. Ông bôn ba khắp các thành phố lớn, nhất là Paris, Toulon, Marseilles
và La Havre vv… để vận động hàng trăm người, bao gồm cả học sinh, sinh viên
3
và công nhân, lính thợ, v.v… tham gia vào tổ chức .
Ngay khi Hội những người An Nam yêu nước thành lập cũng là lúc không
khí chính trị ở Pháp và toàn thế giới trở nên nóng bỏng với những tin tức về Hội
nghị hòa bình Versailles. Nguyễn Tất Thành nêu ra đề nghị: Hội cần phải gửi
một bản kiến nghị đến Hội nghị Versailles, giống như nhân dân nhiều nước
thuộc địa và phụ thuộc khác đang làm. Đề nghị của ông được đồng bào nhiệt liệt
ủng hộ. Với sự giúp sức của luật sư Phan Văn Trường, ông đã soạn thảo xong
bản kiến nghị 8 điểm “Revendications du people anamites”, ký tên Nguyễn Ái
Quốc rồi tự mình đem đến cung điện Versailles trao tận tay cho đại diện của các
4
cường quốc vào ngày 18/6/1919 .
Dường như ngay từ đầu Nguyễn Ái Quốc đã không gửi gắm nhiều hy vọng
vào việc các cường quốc tại Hội nghị hòa bình để mắt đến bản kiến nghị, cho
nên, để khuếch trương ảnh hưởng của bản kiến nghị trong công luận Pháp và
__________
1. Báo cáo của viên mật thám có bí danh là “Edouard”, 20/12/1919, F7 - 13405, SPCE, carton
số 364. Trung tâm lưu trữ Pháp quốc hải ngoại ở Aix-en-Provence (CAOM).
2. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, t. III, tr. 346.
3. Duiker William J., Ho Chi Minh - A Life, Sđd, tr. 57-58.
4. Duiker William J.:Ho Chi Minh - A Life, Sđd, tr. 59.
386