Page 389 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 389
nhất là trong hàng vạn đồng bào Việt Nam ở Pháp và nhân dân trong nước, ông
đã để tờ báo L’Humanité đăng toàn văn bản kiến nghị. Đồng thời, ông cũng nhờ
cậy Tổng liên đoàn lao động Pháp in giúp bản kiến nghị thành 6 nghìn tờ, phân
1
phát rộng rãi trong cộng đồng người Việt Nam ở Pháp .
Tại Hội nghị hòa bình Versailles cũng như tại Quốc hội Pháp người ta đã
không thể phớt lờ bản kiến nghị 8 điểm của Nguyễn Ái Quốc. Ngài House, trợ
lý cấp cao của Tổng thống Mỹ Wilson đã ngay lập tức gửi liền hai bức thư cảm
ơn ông Nguyễn về việc đã gửi bản kiến nghị và cam kết sẽ chuyển đến Tổng
thống Mỹ. Sau đó, vấn đề thuộc địa cũng được tranh luận sôi nổi tại cả Hội nghị
hòa bình và trong Quốc hội Pháp. Chỉ có điều sau đó đã không có bất kỳ giải
pháp nào được đưa ra.
Bản kiến nghị 8 điểm và cái tên Nguyễn Ái Quốc đã thực sự gây chấn động
mạnh giới cầm quyền thực dân ở cả Việt Nam và Paris. Ngày 23/6/1919, Albert
Sarraut đã nhận được bức điện khẩn từ Đông Dương cho biết việc tài liệu nói
trên đang được phân phát ngay trên đường phố Hà Nội và nhiều nơi khác, làm
chấn động dư luận. Họ yêu cầu Sarraut giúp đỡ, nhanh chóng xác nhận nhân
thân của nhân vật “Nguyễn Ái Quốc” và tìm cách “giải quyết” vấn đề.
Chẳng phải để Sarraut và đội quân mật thám hùng hậu của thực dân Pháp
phí công sức tìm kiếm, ngay trong đầu tháng 9/1919, Nguyễn Ái Quốc đã công
khai danh tính, nhân thân của mình, thậm chí ông còn nói thẳng điều này với
2
Paul Arnoux, trùm mật thám Đông Dương khi đó đang có mặt tại Paris. Và
chính Arnoux đã đề nghị Bộ trưởng bộ Thuộc địa Albert Sarraut gặp trực tiếp
Nguyễn Ái Quốc. Cuộc gặp giữa hai nhân vật tiêu biểu cho cuộc đối đầu lịch sử
giữa thực dân Pháp và dân tộc Việt Nam đã diễn ra vào ngày 6/9/1919. Sau đó,
Nguyễn Ái Quốc đã viết cho Sarraut một bức thư, gửi kèm một lần nữa bản yêu
sách 8 điểm của ông, chỉ ra sự giả dối trong các luận điệu tuyên truyền của
Sarraut và thực dân Pháp.
Có thể nói, với việc đưa bản kiến nghị 8 điểm đến Hội nghị hòa bình
Versailles, đặc biệt là với việc làm cho tinh thần của bản kiến nghị đó lan tỏa
mạnh mẽ ở cả Pháp và Đông Dương, rồi chấp nhận đối diện trực tiếp với Sarraut
và Arnoux, Nguyễn Ái Quốc đã góp phần rất quan trọng thúc đẩy, giải thoát
phong trào yêu nước Việt Nam thoát khỏi tình thế bế tắc, khủng hoảng.
Kể từ đó, mỗi bước chân, mỗi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đều bị
mật thám Pháp theo dõi rất kỹ càng. Nhưng cũng kể từ đó, Nguyễn Ái Quốc
trở thành ý chí, hy vọng và niềm tin của phong trào yêu nước và cách mạng
Việt Nam.
Như vậy, thông qua dấn thân hoạt động thực tiễn, chỉ trong vòng gần 3 năm,
__________
1. Duiker, William J., Ho Chi Minh - A Life, Sđd, tr. 59.
2. Duiker, William J., Ho Chi Minh - A Life, Sđd, tr. 60.
387