Page 390 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 390

Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã có những bước trưởng thành vượt bậc,
                      từ một chiến sĩ yêu nước đơn thuần, ít kinh nghiệm hoạt động chính trị, đã trở
                      thành một nhà cách mạng chuyên nghiệp theo lập trường xã hội chủ nghĩa, làm
                      chủ những kỹ năng tổ chức, thuyết trình, viết sách báo chính luận và soạn tài
                      liệu tuyên truyền; từ một thanh niên yêu nước không tên tuổi, luôn tỏ ra nhút
                      nhát,  thành một  lãnh tụ trẻ kiên cường, tự tin, dũng  cảm của phong trào  yêu
                      nước  Việt  Nam.  Đây  là  những  điều  kiện,  những  tiền  đề  quan  trọng  nhất  để
                      Người trở thành một đảng viên cộng sản vào cuối năm 1920.

                            3.2. Học tập, nghiên cứu lý luận

                            Trong quá trình dấn thân hoạt động thực tiễn, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn
                      Ái Quốc không ngừng tìm tòi, học tập và nghiên cứu lý luận và chính điều này
                      cũng đóng vai trò rất quyết định trong hành trình chuyển biến từ lập trường yêu
                      nước chân chính sang lập trường cộng sản chủ nghĩa.
                            Như Người cho biết, ở thời điểm cuối năm 1917, khi mới quay về Pháp,
                      Nguyễn Tất Thành hầu như chưa có hiểu biết chắc chắn về các vấn đề lý luận
                      chính trị: “Còn như đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
                      cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu”; và “trước đó, tôi chưa hề đọc một quyển sách
                                           1
                      nào của Lênin viết” . Khi đó, yếu tố dẫn dắt hoạt động thực tiễn của Người chỉ
                      là “cảm tính tự nhiên”, là tình cảm yêu nước nồng nàn.
                            Sau khi dấn thân vào hoạt động chính trị - xã hội, Nguyễn Tất Thành phát
                      hiện ra những thiếu hụt trong nhận thức lý luận. Với sự giúp đỡ của một số đảng
                      viên Đảng Xã hội Pháp và một số nhà văn, nhà báo, Người bắt đầu tự mày mò,
                      học tập lý luận. Người đọc khá rộng, từ các tác phẩm văn học đến các công trình
                      lịch sử, lý luận. Nhưng lúc đầu, việc này rất nặng nề với Nguyễn Tất Thành. Có
                      lần ông đề nghị Jean Longuet, cắt nghĩa cho ông về chủ nghĩa Mác. Longuet lắc
                      đầu ngao ngán, bảo: vấn đề quá lớn và quá phức tạp, anh hãy đọc bộ Tư bản đi!
                      Nguyễn Tất Thành liền vào thư viện tìm và đọc bộ Tư bản của Mác, nhưng càng
                      đọc ông càng thấy vấn đề phức tạp hơn. Ông thử đọc rộng ra các sách vở mác xít
                      khác thì thấy cũng không sáng sủa hơn. Cuối cùng, ông đành gối đầu lên bộ Tư
                                                               2
                      bản và ngủ thiếp đi lúc nào không hay .
                            Có  thể  thấy,  nếu  Nguyễn  Ái  Quốc  tiếp  cận  kho  tàng  lý  luận  của  chủ
                      nghĩa Mác theo cách “trường quy”, thông thường thì chắc chắn ông đã thất
                      bại, bởi không chỉ thiếu hụt nền tảng tri thức, mà rõ hơn là thiếu động cơ để
                      tìm tòi, học hỏi.
                            Nhưng nhờ dấn thân vào các cuộc tranh luận của các nhóm đảng viên Đảng
                      xã hội Pháp, nhất là đối với vấn đề nên ủng hộ Quốc tế thứ hai hay Quốc tế thứ
                      ba, hay lập ra Quốc tế hai rưỡi, Nguyễn Ái Quốc đã phát hiện ra chìa khóa của
                      vấn đề.

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 126.
                            2. Duiker William J., Ho Chi Minh - A Life, Sđd, tr. 64.


                                                               388
   385   386   387   388   389   390   391   392   393   394   395